Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hải Yến |
Ngày 11/10/2018 |
106
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Đề thi đề xuất
Kì thi chọn Học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm học 2017- 2018
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Hải Yên
Trường : THCS Chân Lý
Nội dung đề thi
Phần I. 6,0 điểm
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
( Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2015, tr 17)
Câu 1: Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Từ “ bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại nào?
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 5: Nêu nội dung của khổ thơ trên?
Câu 6: Từ khổ thơ trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán?
Phần II. 14,0 điểm
Câu 1. 6,0 điểm
Cho câu chuyện sau: Điều đầu tiên
Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học Blaise Pasal:
Nếu cháu được tài giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn!
Blaise Pasal trả lời:
Điều đầu tiên là cháu hãy trở thành một người tốt hơn, rồi cháu sẽ được tài giỏi như chú!
( Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh )
Bằng nội dung câu chuyện trên nói về vấn đề gì?
Bằng một bì văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đặt ra và quan điểm của hai người trong câu chuyện trên.
Câu 2: 8 điểm
Nhận xét về 2 bài thơ "Nhớ rừng" (Thế Lữ) và "Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi đề xuất
Kì thi chọn Học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm học 2017- 2018
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Hải Yên
Trường : THCS Chân Lý
Nội dung hướng dẫn chấm đề thi
Phần I. 6,0 điểm
Câu 1: 0,75 điểm
Khổ thơ trích từ bài thơ Quê hương của Tế Hanh: 0,5 điểm
Bài thơ được viết khi tác giả đang ở xa quê: 0,25 điểm
Câu 2: Bài thơ viết theo thể thơ tự do 8 chữ: 0,25 điểm
Câu 3: Từ “ bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại danh từ: 0,25 điểm
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là nhân hóa: 0,25 điểm.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy đúng: 0,75 điểm
Biến chiếc thuyền từ một vật vô tri vô giác trở thành một sự vật như con người có hoạt động, có cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhờ vậy câu thơ trở lên hay và sinh động hơn.
Phép nhân hóa ấy giúp cho chiếc thuyền cũng gần gũi với con người, gắn bó với con người. Chiếc thuyền như một thành viên của làng…
Câu 5: Nêu nội dung của khổ thơ trên: 1,0 điểm
Khổ thơ khắc họa cảnh trở về sau một ngày lao động mệt nhọc. Cảnh hiện lên với
hình ảnh người dân chài và con thuyền khi trở về bến. Người dân chài trai tráng khỏe mạnh, luôn tràn đầy sức sống. Chiếc thuyền như một thành viên của làng mệt mỏi nằm phơi mình trên bến nghỉ ngơi. Nó nằm trên bến như con người nằm lắng nghe tiếng sóng vỗ, sự đổi thay của làng chài…Khổ thơ thể hiện khả năng quan sát tinh tế; tâm hồn nhạy cảm và tình yêu quê sâu sắc của nhà thơ.
Câu 6: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán.
Đúng hình thức đoạn văn, câu
Kì thi chọn Học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm học 2017- 2018
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Hải Yên
Trường : THCS Chân Lý
Nội dung đề thi
Phần I. 6,0 điểm
Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
“ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
( Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2015, tr 17)
Câu 1: Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ có khổ thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 3: Từ “ bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại nào?
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
Câu 5: Nêu nội dung của khổ thơ trên?
Câu 6: Từ khổ thơ trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán?
Phần II. 14,0 điểm
Câu 1. 6,0 điểm
Cho câu chuyện sau: Điều đầu tiên
Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học Blaise Pasal:
Nếu cháu được tài giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn!
Blaise Pasal trả lời:
Điều đầu tiên là cháu hãy trở thành một người tốt hơn, rồi cháu sẽ được tài giỏi như chú!
( Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh )
Bằng nội dung câu chuyện trên nói về vấn đề gì?
Bằng một bì văn ngắn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vấn đề mà câu chuyện đặt ra và quan điểm của hai người trong câu chuyện trên.
Câu 2: 8 điểm
Nhận xét về 2 bài thơ "Nhớ rừng" (Thế Lữ) và "Khi con tu hú” (Tố Hữu), có ý kiến cho rằng: “Cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức. Tuy nhiên thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau”. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề thi đề xuất
Kì thi chọn Học sinh giỏi môn Ngữ văn 8 năm học 2017- 2018
Họ và tên giáo viên: Phạm Thị Hải Yên
Trường : THCS Chân Lý
Nội dung hướng dẫn chấm đề thi
Phần I. 6,0 điểm
Câu 1: 0,75 điểm
Khổ thơ trích từ bài thơ Quê hương của Tế Hanh: 0,5 điểm
Bài thơ được viết khi tác giả đang ở xa quê: 0,25 điểm
Câu 2: Bài thơ viết theo thể thơ tự do 8 chữ: 0,25 điểm
Câu 3: Từ “ bến” trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” thuộc từ loại danh từ: 0,25 điểm
Câu 4: Biện pháp tu từ nổi bật có trong câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” là nhân hóa: 0,25 điểm.
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy đúng: 0,75 điểm
Biến chiếc thuyền từ một vật vô tri vô giác trở thành một sự vật như con người có hoạt động, có cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhờ vậy câu thơ trở lên hay và sinh động hơn.
Phép nhân hóa ấy giúp cho chiếc thuyền cũng gần gũi với con người, gắn bó với con người. Chiếc thuyền như một thành viên của làng…
Câu 5: Nêu nội dung của khổ thơ trên: 1,0 điểm
Khổ thơ khắc họa cảnh trở về sau một ngày lao động mệt nhọc. Cảnh hiện lên với
hình ảnh người dân chài và con thuyền khi trở về bến. Người dân chài trai tráng khỏe mạnh, luôn tràn đầy sức sống. Chiếc thuyền như một thành viên của làng mệt mỏi nằm phơi mình trên bến nghỉ ngơi. Nó nằm trên bến như con người nằm lắng nghe tiếng sóng vỗ, sự đổi thay của làng chài…Khổ thơ thể hiện khả năng quan sát tinh tế; tâm hồn nhạy cảm và tình yêu quê sâu sắc của nhà thơ.
Câu 6: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu cảm thán.
Đúng hình thức đoạn văn, câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hải Yến
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)