Đề thi chọn HSG
Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường |
Ngày 11/10/2018 |
204
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn HSG thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì I để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
......................Hết......................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: (6,0 điểm)
a. Thán từ: Ô kìa (0,5 điểm)
b.
- Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (1,0 điểm)
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (4,0 điểm)
- Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (1,0 điểm)
- Gợi nhiều liên tưởng:
+ Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (1,0 điểm)
+ Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (1,0 điểm)
+ Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1,0 điểm).
Câu 2:
Đề 1:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II. Thân bài:
1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người
a. Tình cảm trong gia đình
- Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời". "chín tháng cưu mang")
Trong “Lão Hạc”, lão Hạc:
+ Cả đời gà trống nuôi con
+ Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con
+ Sống khốn khổ để dành tiền cho con
+ Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con
=>Một lão nông thương con hết mực
- Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
=> Yêu thương mẹ hết mực.
- Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.
- Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1: (6,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)
a. Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên.
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trường từ vựng đó: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.
c. Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: “Văn học là tình thương”. Bằng những hiểu biết và cảm nghĩ riêng của bản thân mình, em hãy viết một bài văn nghị luận sử dụng những tác phẩm văn học đã học ở chương trình Ngữ Văn 8 học kì I để trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.
Đề 2: Cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.
......................Hết......................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HSG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1: (6,0 điểm)
a. Thán từ: Ô kìa (0,5 điểm)
b.
- Trường từ vựng màu sắc: xanh sẫm, vàng úa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: Miêu tả chiếc lá giống như thật: một chiếc lá thường xuân vừa trải qua một đêm mưa gió tưởng như sắp rụng vẫn dũng cảm đeo bám vào cành. (1,0 điểm)
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên: (4,0 điểm)
- Tác dụng trong việc xây dựng tình huống truyện (thắt nút, mở nút bất ngờ mà hứng thú). (1,0 điểm)
- Gợi nhiều liên tưởng:
+ Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống. (1,0 điểm)
+ Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người. (1,0 điểm)
+ Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người nghèo khổ. (1,0 điểm).
Câu 2:
Đề 1:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
II. Thân bài:
1. Văn học dân tộc ca ngợi tình thương người
a. Tình cảm trong gia đình
- Tình cảm khởi nguồn và có từ đầu tiên là tình cảm cha mẹ dành cho con cái:
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang
Ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ dành cho con cái (" nặng lắm", " bằng trời". "chín tháng cưu mang")
Trong “Lão Hạc”, lão Hạc:
+ Cả đời gà trống nuôi con
+ Luôn day dứt vì chưa lấy được vợ cho con
+ Sống khốn khổ để dành tiền cho con
+ Chấp nhận cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con
=>Một lão nông thương con hết mực
- Trước tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho, con cái cũng có những tình thương yêu mãnh liệt dành cho cha mẹ: Trong “Trong lòng mẹ”, bé Hồng:
+ Luôn nhớ về mẹ và luôn tin tưởng vào ngày mẹ trở vể dù rằng mẹ chưa từng gửi một lá thư, một đồng quà
+ Chống đối lại những ý nghĩ, những lời nói cay độc của bà cô về mẹ mình
=> Yêu thương mẹ hết mực.
- Tình cảm anh em cũng rất thắm thiết. Trong “Bức tranh của em gái tôi”, Kiều Phương là một cô bé:
+ Yêu quý anh trai cho dù anh luôn xa lánh
+ Coi anh là người gần gũi, thân thiết nhất, chọn anh trai làm đề tài cho bức tranh của mình.
=> Một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.
- Con người lớn lên, lấy vợ gả chồng. Tình cảm vợ chồng cũng bắt nguồn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: 19,39KB|
Lượt tài: 4
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)