Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ Văn 9 Cấp Trường 2014-2015
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 12/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Đề thi chọn học sinh giỏi Ngữ Văn 9 Cấp Trường 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CẤP TRƯỜNG
(Dành cho ban Xã Hội)
KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 315
Câu 1: (2,0 điểm)
Nói về nghĩa tình người ở - người đi, có các bài ca dao sau:
“Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.”
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, còn đò khác xưa.”
Qua việc phân tích sự giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao trên, em hãy chỉ ra cái hay nghệ thuật trong từng bài ca dao.
Câu 2: (6,0 điểm)
Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ, bạn bè cũng là sách. “Đọc” là hiểu, là khám phá, là vượt qua; đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức…
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi), nêu lên những điều em đã “đọc” và cảm nhận được từ những “quyển sách” trong cuộc sống.
Câu 3: (12,0 điểm)
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Và Hồ Xuân Hương lại có bài “Bánh trôi nước”:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Liên hệ với hình ảnh nhân vật “Thúy Kiều” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hình ảnh người phụ nữ qua bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, nhân vật “Vũ Nương” trong tác phẩm “Cuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như..”, em hãy viết bài văn nghị luận để nêu lên vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, hãy nêu lên suy nghĩ của em.
---------- HẾT -----------
Chữ ký của giám thị số 1: ……………………………………………………………………………
Họ và tên thí sinh: …………………………………………………
Số báo danh: …………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CẤP TRƯỜNG
(Dành cho ban Tự Nhiên)
KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 167
Câu 1: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Trích “Tôi đi học”, Thanh Tịnh, sách Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, năm 2013)
a) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (2,0 điểm)
b) Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn, nhà thơ thường nặng tình quê hương và thường dành những trang trân trọng và chân tình nhất để viết về nơi sinh thành.” Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy tìm câu trả lời qua việc phân tích đoạn trích trên và đoạn thơ sau (bài viết không quá 01 trang giấy thi): (3 điểm)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi
ĐỀ THI CẤP TRƯỜNG
(Dành cho ban Xã Hội)
KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 315
Câu 1: (2,0 điểm)
Nói về nghĩa tình người ở - người đi, có các bài ca dao sau:
“Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.”
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, còn đò khác xưa.”
Qua việc phân tích sự giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của hai bài ca dao trên, em hãy chỉ ra cái hay nghệ thuật trong từng bài ca dao.
Câu 2: (6,0 điểm)
Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ, bạn bè cũng là sách. “Đọc” là hiểu, là khám phá, là vượt qua; đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức…
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi), nêu lên những điều em đã “đọc” và cảm nhận được từ những “quyển sách” trong cuộc sống.
Câu 3: (12,0 điểm)
Nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, có bài ca dao:
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
Và Hồ Xuân Hương lại có bài “Bánh trôi nước”:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Liên hệ với hình ảnh nhân vật “Thúy Kiều” trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hình ảnh người phụ nữ qua bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, nhân vật “Vũ Nương” trong tác phẩm “Cuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như..”, em hãy viết bài văn nghị luận để nêu lên vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, hãy nêu lên suy nghĩ của em.
---------- HẾT -----------
Chữ ký của giám thị số 1: ……………………………………………………………………………
Họ và tên thí sinh: …………………………………………………
Số báo danh: …………………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CẤP TRƯỜNG
(Dành cho ban Tự Nhiên)
KỲ THI CHỌN HSG VĂN HÓA LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN THI: Ngữ Văn 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Mã đề thi 167
Câu 1: (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Trích “Tôi đi học”, Thanh Tịnh, sách Ngữ văn 8, tập một, NXB GD, năm 2013)
a) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” (2,0 điểm)
b) Có ý kiến cho rằng: “Nhà văn, nhà thơ thường nặng tình quê hương và thường dành những trang trân trọng và chân tình nhất để viết về nơi sinh thành.” Em có đồng ý với ý kiến này không? Hãy tìm câu trả lời qua việc phân tích đoạn trích trên và đoạn thơ sau (bài viết không quá 01 trang giấy thi): (3 điểm)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 40,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)