De thi chinh thuc cap huyen va tinh

Chia sẻ bởi Vũ Tiến Duẩn | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: De thi chinh thuc cap huyen va tinh thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Năm 1999
Bài 1 Trong một cốc chứa 0,5kg nước và 0,3kg nước đá đều ở 0oC. Người ta thả vào cốc đó một cục sắt có khối lượng 2kg đã được nung nóng lên đến 700oC. Tính khối lượng nước trong cốc sau khi cân bằng nhiệt.
Biết không có sự trao đổi nhiệt với cốc chứa.
Nước có c1 = 4200J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước là L = 2260000J/kg.
Sắt có c3 = 460J/kg.K
Nước đá có λ = 340kJ/kg.
Bài 2 Cho hệ thống cơ học như hình vẽ H.1
Thanh gỗ AB có tiết diện đều, có trọng lượng P = 10N. G là trọng tâm của thanh gỗ mà AB = 3GB. Tại A treo trọng vật P1.
Thanh gỗ được giữ thăng bằng nằm ngang nhờ buộc vào hai dây mảnh AM và CN, biết AM // CN và vuông góc với AB mà AB = 6CB.
1. Hỏi trọng vật P1 bằng bao nhiêu để T1 = 1,5T2. Biết T1 là sức căng của dây AM và T2 là sức căng của dây CN.
2. Bây giờ nhúng thanh AB và P1 ngập hoàn toàn trong chất lỏng (thanh AB vẫn nằm ngang). Tìm trọng lượng riêng của chất lỏng đó để sức căng của dây AM gấp đôi sức căng của dây CN.
Cho biết : - trọng lượng riêng của thanh gỗ: d = 20000N/m3.
- trọng lượng riêng của trọng vật P1: d1 = 90000N/m3.
Bài 3 Trên đường thẳng xy cho 3 điểm cố định A, O, B với OA = OB. Như hình H.2
1. Trong các dụng cụ quang học: gương phẳng, các loại thấu kính. Nếu đặt vật (
điểm sáng) tại A em hãy chọn những dụng cụ nào ở trên mà khi đặt nó vuông góc với xy tại O thì cho ảnh trùng với điểm B. Giải thích vì sao ? Vẽ hình vào cho biết tính chất ảnh qua từng dụng cụ đó.
2. Cho AB = 120cm. Trong các dụng cụ đã chọn phù hợp ở câu 1, chọn một dụng cụ đặt vuông góc với xy tại O. Hỏi dụng cụ còn lại phải đặt ở vị trí nào trên xy (dụng cụ này cũng đặt vuông góc với xy) để khi vật (điểm sáng) đặt tại A cho ảnh cuối cùng qua hệ thống các dụng cụ này trùng với điểm B.
Ghi chú: câu 2 không được dùng công thức thấu kính để tính, chỉ dùng phương pháp hình học để chứng minh.
Bài 4 Cho mạch điện như hình vẽ H.3. Nguồn điện có hiệu điện thế UAB = 3V , các điện trở R1 = 1Ω, R3 = 2Ω, R4 = 4Ω, R6 = 0, 4Ω, RA ≈ 0, RV = ∞, điện trở dây nối và khóa không đáng kể.
Khi khóa K mở (ngắt) thì ampe kế A chỉ 0,2A.
Khi khóa K đóng thì số chỉ vôn kế V1 và V2 bằng nhau.
1. Tính điện trở R5 và R2. Tìm số chỉ của vôn kế V1 và V2 khi khóa K mở và số chỉ của ampe kế A khi khóa K đóng.
2. Điện trở R5 ở trên là điện trở tương đương của 12 điện trở ro mắc đối xứng (cách mắc thành dãy, mỗi dãy có số điện trở mắc nối tiếp bằng nhau). Tìm các cách mắc điện trở ro và tìm giá trị ro tương ứng cho từng cách mắc đó.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Tiến Duẩn
Dung lượng: 31,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)