đề thi 8

Chia sẻ bởi Võ Anh Quân | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: đề thi 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THAM KHẢO
A. TRẮC NGHIỆM:
Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đó.
1. Bài thơ “ Tức cảnh PácBó” có giọng điệu như thế nào?
A. Giọng tha thiết, trìu mến. B. Giọng vui đùa, dí dỏm.
C. Giọng nghiêm trang, chừng mực. D. Giọng buồn thương, phiền muộn.
2.Trần Quốc Tuấn sáng tác bài “Hịch tướng sĩ” khi nào?
A. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất.
B. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai.
C. Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba.
D. Sau chiến thắng quân Mông- Nguyên lần thứ hai.
3. Dụng ý của tác giả trong bài “Hịch tướng sĩ” thể hiện qua câu “ Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” là:
A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
4. Nhận định nào nói đúng ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” trong bài “ Bàn luận về phép học” là gì ?
A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.
B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
C. Phê phán lối học thụ động, bắt chước.
D. Phê phán lối học không đi đôi với hành.
5. Trong bài “Hịch tướng sĩ”, lí do nào khiến tác giả nêu cả gương đời trước và đương thời?
A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng.
B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ.
C. Để buộc các tì tướng phải xem lại mình.
D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.
6. Luận điểm nào được nêu trong đoạn hai bài “ Đi bộ ngao du” của Ru-xô?
A. Đi bộ là cách đi ngao du thú vị hơn đi bộ.
B. Các niềm hứng thú khác nhau mà đi bộ ngao du đem lại cho con người.
C. Đi bộ ngao du giúp con người có dịp trau dồi về kiến thức.
D. Tác dụng của việc đi bộ ngao du.
7.Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của các tướng sĩ dưới quyền?
A. Nhẹ nhàng, thân tình. B. Nghiêm khắc, nặng nề C. Mạt sát, thậm tệ D. Bông đùa, hóm hỉnh
8. Dòng nào dịch sát nghĩa nhất nhan đề “Bình Ngô đại cáo”?
A. Tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô B. Thông báo về việc dẹp yên giặc ngoại xâm
C. Công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc ngoại xâm D. Báo cáo tình hình bình định giặc Ngô
9. Tong bài “Thuế máu” nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa?
A. Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới.
B. Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
C. Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn.
D. Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tốt hơn nữa.
10. Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào?
A. 1789 B. 1790 C. 1791 D. 1792
B. TỰ LUẬN :
1. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
2. Bài tấu của Nguyễn Thiếp có đoạn bàn về “phép học” đó là những “phép học” nào? Tác dụng của nó?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Anh Quân
Dung lượng: 28,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)