đề thi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tư |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: đề thi thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI LẦN 2
NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian: 150 phút
Câu 1: ( 2 điểm )
Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 2 câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
( Ông Đồ- Vũ Đình Liên )
Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố trái tim mình đẹp nhất vì nó chẳng có tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông cho rằng đó là trái tim đẹp nhất. Một cụ già xuất hiện và nói rằng trái tim mình đẹp hơn. Chàng trai và mọi người ngắm trái tim đang đập mạnh mẽ, đầy sẹo lởm chởm, rãnh khuyết,…Anh khẳng định trái tim mình hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá nhiều vết cắt. Cụ già nói: - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người tôi yêu…Tôi lấy một phần trái tim mình trao cho họ, thường họ cũng trao một phần tim của họ để tôi lắp vào. Nhưng những phần tim chẳng hoàn toàn giống nhau: cha mẹ trao cho tôi phần lớn hơn tôi trao cho họ, ngược lại với phần tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng tôi trao phần tim của mình nhưng không nhận được gì nên tim có vết khuyết. Dù đau đớn nhưng tôi luôn hy vọng ngày nào đó những rãnh khuyết sẽ được bù đắp… Những giọt nước mắt lăn dài trên má, chàng trai bước tới, lấy một phần trái tim mình trao cho cụ. Cụ cũng lấy một phần trái tim đầy vết sẹo trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp, tạo nên những đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết…
Câu 3: (5 điểm)
Nhận xét về “Truyện Kiều”, có ý kiến cho rằng: "Đoạn tả chị em Thúy Kiều vừa cho thấy thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, vừa thể hiện một phương diện của cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều - trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người."
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
.................................................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3:
A. Mở bài:
- Giới thiệu Truyện Kiều
- Trích dẫn nhận định
B. Thân bài:
I. Giải thích nhận định
- Nghệ thuật miêu tả người trong đoạn trích: nghệ thuật ước lệ tượng trưng.
- Cảm hứng ngợi ca thể hiện ở cảm hứng lý tưởng hóa nhân vật. Nét vẽ linh diệu của Nguyễn Du không chỉ gợi lên hai bức chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà còn dự cảm về tương lai số phận nhân vật.
II. Phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định
1. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Vân được miêu tả từ khái quát đến chi tiết. Nguyễn Du đã lựa chọn những hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng, rạng ngời, vững bền để gợi về vẻ đẹp "khác vời" tuyệt mỹ của Thúy Vân: khuôn trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết...Ở Vân nét nào cũng đẹp, cũng hoàn hảo.
Các từ: đầy đặn, nở nang, cười, thốt, thua, nhường cùng với biện pháp nhân hóa, ẩn dụ gợi về vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu và phẩm cách trong sáng, hiền dịu, nết na.
- Vẻ đẹp của Vân vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu khiến "mây thua, tuyết nhường" nhưng vẫn tạo được sự hài hòa với xung quanh. Điều đó dự báo Vân sẽ có một số phận bình lặng, êm đềm.
2. Vẻ đẹp của Kiều
a. Vẻ đẹp nhan sắc.
- Nghệ thuật đòn bẩy: tả em trước tả chị sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nhà thơ dành 4 câu thơ để miêu tả Vân, dành 12 câu thơ để miêu tả Kiều.
- Khác với Vân được tả chi tiết, tả Kiều, tác giả chỉ tả khái quát. Vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu nhưng khi vẽ Thúy Kiều, nhà thơ thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt để thể hiện sự “sắc sảo” của trí tuệ, sự “mặn mà” của tâm hồn.
Tiểu đối và nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” gợi một vẻ đẹp
NĂM HỌC 2014-2015
Thời gian: 150 phút
Câu 1: ( 2 điểm )
Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 2 câu thơ:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
( Ông Đồ- Vũ Đình Liên )
Câu 2: (3,0 điểm) Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau: Một chàng trai đứng giữa thị trấn và tuyên bố trái tim mình đẹp nhất vì nó chẳng có tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông cho rằng đó là trái tim đẹp nhất. Một cụ già xuất hiện và nói rằng trái tim mình đẹp hơn. Chàng trai và mọi người ngắm trái tim đang đập mạnh mẽ, đầy sẹo lởm chởm, rãnh khuyết,…Anh khẳng định trái tim mình hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá nhiều vết cắt. Cụ già nói: - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người tôi yêu…Tôi lấy một phần trái tim mình trao cho họ, thường họ cũng trao một phần tim của họ để tôi lắp vào. Nhưng những phần tim chẳng hoàn toàn giống nhau: cha mẹ trao cho tôi phần lớn hơn tôi trao cho họ, ngược lại với phần tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến. Thỉnh thoảng tôi trao phần tim của mình nhưng không nhận được gì nên tim có vết khuyết. Dù đau đớn nhưng tôi luôn hy vọng ngày nào đó những rãnh khuyết sẽ được bù đắp… Những giọt nước mắt lăn dài trên má, chàng trai bước tới, lấy một phần trái tim mình trao cho cụ. Cụ cũng lấy một phần trái tim đầy vết sẹo trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp, tạo nên những đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết…
Câu 3: (5 điểm)
Nhận xét về “Truyện Kiều”, có ý kiến cho rằng: "Đoạn tả chị em Thúy Kiều vừa cho thấy thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, vừa thể hiện một phương diện của cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều - trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người."
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ:
"Vân xem trang trọng khác vời
.................................................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Câu 3:
A. Mở bài:
- Giới thiệu Truyện Kiều
- Trích dẫn nhận định
B. Thân bài:
I. Giải thích nhận định
- Nghệ thuật miêu tả người trong đoạn trích: nghệ thuật ước lệ tượng trưng.
- Cảm hứng ngợi ca thể hiện ở cảm hứng lý tưởng hóa nhân vật. Nét vẽ linh diệu của Nguyễn Du không chỉ gợi lên hai bức chân dung “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà còn dự cảm về tương lai số phận nhân vật.
II. Phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định
1. Vẻ đẹp của Thúy Vân
- Vân được miêu tả từ khái quát đến chi tiết. Nguyễn Du đã lựa chọn những hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng, rạng ngời, vững bền để gợi về vẻ đẹp "khác vời" tuyệt mỹ của Thúy Vân: khuôn trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết...Ở Vân nét nào cũng đẹp, cũng hoàn hảo.
Các từ: đầy đặn, nở nang, cười, thốt, thua, nhường cùng với biện pháp nhân hóa, ẩn dụ gợi về vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu và phẩm cách trong sáng, hiền dịu, nết na.
- Vẻ đẹp của Vân vượt ra ngoài, vượt lên trên khuôn mẫu khiến "mây thua, tuyết nhường" nhưng vẫn tạo được sự hài hòa với xung quanh. Điều đó dự báo Vân sẽ có một số phận bình lặng, êm đềm.
2. Vẻ đẹp của Kiều
a. Vẻ đẹp nhan sắc.
- Nghệ thuật đòn bẩy: tả em trước tả chị sau để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nhà thơ dành 4 câu thơ để miêu tả Vân, dành 12 câu thơ để miêu tả Kiều.
- Khác với Vân được tả chi tiết, tả Kiều, tác giả chỉ tả khái quát. Vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu nhưng khi vẽ Thúy Kiều, nhà thơ thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Tác giả tập trung miêu tả đôi mắt để thể hiện sự “sắc sảo” của trí tuệ, sự “mặn mà” của tâm hồn.
Tiểu đối và nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” gợi một vẻ đẹp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tư
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)