De thi

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuấn | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: de thi thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRẢ LỜI BÀI THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA

Câu 1: Luật Khiếu nại được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2012. Luật gồm 8 chương và 70 điều.
Câu 2: Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu các cơ quan quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại về như sau:
Điều 61. Trách nhiệm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp tiếp công dân định kỳ như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác mỗi tháng ít nhất một ngày.
2. Việc tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải gắn với việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và chỉ đạo giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan nhà nước do mình quản lý.
3. Chánh thanh tra các cấp có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân thường xuyên theo quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu tổ chức khác có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân ít nhất mỗi tháng một ngày.
5. Ngoài việc tiếp công dân định kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải tiếp công dân khi có yêu cầu cấp thiết.
Điều 30. Tổ chức đối thoại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký, điểm chỉ xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Câu 3:
- Theo luật thanh tra năm 2010 quy định hoạt động thanh tra có 02 hình thức thanh tra cụ thể được quy địn tại chương 4, mục 1, điều 37, điểm 1 "Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất".
- Điểm mới về hình thức thanh tra trong luật thanh tra năm 2010 so với luật thanh tra năm 2004 đó là hoạt động thanh tra đột xuất có bổ sung thêm hình thức thanh tra thường xuyên.
- Sự khác nhau giữa Thanh tra thường xuyên và thanh tra theo kế hoạch: Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trong hình thức Thanh tra này các cơ quan thanh tra có sự chỉ chủ động thực tổ chức các cuộc thanh tra để giải quyết kịp thời các đòi hỏi phát sinh trong công tác quản, Có như vậy thì mới nhanh chóng phát hiện để ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Còn Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt. Điều này đồng nghĩa với quyền chủ động của các cơ quan thanh tra nhà nước trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tiến hành thanh tra. Các cơ quan thanh tra phải căn cứ vào Định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, nhiệm vụ chính trị, yêu cầu công tác quản lý của địa phương, bộ ngành trong từng thời kỳ, từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra của cấp mình có trọng tâm, trọng điểm, trình Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuấn
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)