Đề thi
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Hà |
Ngày 11/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề thi thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Dạy học theo đúng đặc trưng thẻ loại là một trong những yêu cầu quan trọng của việc dạy học môn ngữ văn nói chung và ở phân môn văn học nói riêng. Mỗi thể loại văn học có những đặc trưng thể loại quy định đến giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm mà khi giảng dạy chúng ta cần làm cho học sinh hiểu rõ.
Trong số các thể loại văn học thì kịch là một thể loại có những đặc trưng khác hẳn các thể loại khác như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ ca...Thể loại kịch được chọn đưa vào chương trình phổ thồng không nhiều, nhưng các vở kịch được chọn đều rất tiêu biểu. SGK THCS đổi mới theo hướng tích hợp 3 phân môn Văn,. Tiếng việt, tập làm văn, chọn các đoạn kịch tiêu biểu của của các vở kịch: Quan âm thị Kính (Chèo cổ Việt Nam, Trưởng giả học làm sang)(Hài kịch nước Pháp). "Bắc Sơn ""Tôi và chúng ta"(kịch nói Việt Nam hiện đại). Các văn bản kịch này cũng được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm ở các lớp 7, 8, 9. Các tiết dạy văn bản kịch nói trên đều nằm ở các tiết cuối học kỳ, cuối năm. Do nằm ở vị trí này cho nên cả giáo viên và học sinh hầu như không coi trọng các tiết dạy học, các văn bản kịch. Hơn nữa giáo viên và học sinh còn cho rằng các văn bản kịch không cần thiết cho các kỳ thi học sinh giỏi, thi khảo sát chất lượng, thi tốt nghiệp...Tình trạng chung cho các tiết dạy học văn bản kịch là rất nhàm chán hời hợt, giáo viên thì soạn bài qua loa không chu đáo, lên lớp thiếu hấp dẫn; học sinh thì xem nhẹ các bài học này và nếu hỏi đến kịch thì hầu như không nhớ, không thích, không quan tâm lắm.
Văn bản “Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục” trích vở trưởng giả học làm sang của Mô - li - e được phân phối trong hai tiết 117 - 118 ở Ngữ Văn 8 tập 2. Khi dạy văn bản này qua thực tế ở đơn vị tôi nhận thấy các giáo viên và học sinh cũng có tâm lí xem nhẹ như các văn bản kịch khác. Do thiếu quan tâm ít đầu tư nghiên cứu và soạn bài cho nên tôi thấy các tiết dạy văn bản này hầu như các giáo viên chưa dạy đúng đặc trưng của kịch và chưa theo đúng tinh thần tích hợp, tích cực. Khi dạy các văn bản này ,các giáo viên thường hướng dẫnc học sinh đọc tìm hiểu chú thích, tìm hiểu văn bản như các tiết văn khác. Khi tìm hiểu chú thích giáo viên chỉ giới thiệu cho học sinh một vài nét về tác giả, tác phẩm theo SGK. Còn khi phân tích văn bản giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các nhân vật hoặc cũng có thể theo hai cảnh nhưng cũng gắn liền nhân vật với hai dề mục:
1. Ông Giuốc đanh và Phó may.
2. Ông Giuốc đanh và thợ phụ.
Trong khi phân tích giáo viên cho học sinh tìm chi tiết ngôn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Hà
Dung lượng: 109,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)