Đề tham khảo Vật Lý 9 NH20102011

Chia sẻ bởi Trường Thcs Thanh Tân | Ngày 14/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo Vật Lý 9 NH20102011 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Thanh Tân
Tổ Toán – Lý – Công nghệ
ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ 9
Năm học: 2010 – 2011
Họ và tên:
Lớp:


Điểm
Lời phê

A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Mỗi câu đúng +0.25 điểm, sai +0 điểm)
Khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn.
Câu 1: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện xoay chiều liên tục khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. đang tăng mà chuyển sang giảm.
B. đang giảm mà chuyển sang tăng.
C. tăng đều đặn rồi giảm đều đặn.
D. luân phiên tăng giảm.
Câu 2: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây
A. xuất hiện dòng điện một chiều.
B. xuất hiện dòng điện xoay chiều.
C. xuất hiện dòng điện không đổi.
D. không xuất hiện dòng điện.
Câu 3: Máy phát điện xoay chiều có các bộ phận chính là
A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm.
B. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn.
C. Cuộn dây dẫn và nam châm.
D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt.
Câu 4: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:
A. tia IP.
B. tia IN.
C. tia IK.
D. tia IN’.




Câu 5: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là:
A. góc PIS.
B. góc SIN.
C. góc QIK.
D. góc KIN’.






Câu 6: Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng. SI là tia tới, tia khúc xạ có thể truyền theo
A. phương (1).
B. phương (2).
C. phương (3).
D. phương (4).


Câu 7:Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì
A. r < i.
B. r > i.
C. r = i.
D. 2r = i.
Câu 8: Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ
A. không nhìn thấy viên bi.
B. nhìn thấy ảnh ảo của viên bi trong nước.
C. nhìn thấy ảnh thật của viên bi trong nước.
D. nhìn thấy đúng viên bi trong nước.
Câu 9: Những thấu kính nào trong hình vẽ là các thấu kính hội tụ
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 3, 4.


Câu 10: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm.
B. song song với trục chính.
C. truyền thẳng theo phương của tia tới.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 11: Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. truyền thẳng theo phương của tia tới.
B. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.
C. song song với trục chính.
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 12: Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng?
A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác.
D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác.
Câu 13: Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng
A. cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
B. cùng chiều với vật.
C. ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
D. ngược chiều với vật.
Câu 14: Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng
A. bằng tiêu cự.
B. nhỏ hơn tiêu cự.
C. lớn hơn tiêu cự.
D. gấp 2 lần tiêu cự.
Câu 15: Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Thanh Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)