đề tham khảo Ngữ văn 8 HK II(2011-2012)

Chia sẻ bởi Đoàn Thị Kim Cúc | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: đề tham khảo Ngữ văn 8 HK II(2011-2012) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT GÒ DẦU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
((( ____ ( ____

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2011-2012
Môn kiểm tra: NGỮ VĂN 8.
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
-----------------------------
(Học sinh không phải chép đề vào giấy thi)

I/ Văn -Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1: Viết lại mười câu thơ đầu của bài thơ “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả?(1đ)
Câu 2: Nêu quan điểm và phương pháp học của Nguyễn Thiếp? Theo em cách học như thế nào là đúng? Vì sao?(1đ)
Câu 3: Thế nào là câu cảm thán? Đặt một câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc với người thân trong gia đình?(1đ)
Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các câu sau: (1đ)
a/ Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)
b/ Mẹ bảo các con về quê.
c/ Ông thường nói: Các cháu không nên lười học, sau này thiệt thân.
II/ Tập làm văn: (6 điểm).
Hãy nói “không” với các tệ nạn.



--------------------//------------------
















ĐÁP ÁN

I/ Văn -Tiếng Việt: (4 điểm).
Câu 1: Viết thuộc lòng mười câu thơ đầu bài thơ “Nước Đại Việt Ta” (1 điểm).
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Tác giả: Nguyễn Trãi.
Câu 2: Quan điểm và phương pháp học của Nguyễn Thiếp(1điểm):
+ Việc học phải phổ biến mở trường học, mở rộng thành phần học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học.
+ Phải học từ thấp đến cao, học rộng nghĩ sâu, tóm những điều cơ bản, học đi đôi với hành.
Câu 3: Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi….dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngô ngữ văn chương.(0,5 điểm)
Đặt câu: Mẹ ơi! Con yêu mẹ biết bao.(0,5 điểm)
Câu 4: Xác định câu cầu khiến: (1điểm)
b/ Mẹ bảo các con về quê.
c/ Ông thường nói: Các cháu không nên lười học, sau này thiệt thân.
III/ Tập làm văn: (6 điểm).
Cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Mở bài: Nêu khái quát về tác hại của một số tệ nạn xã hội.(1điểm)
Thân bài: (4 điểm)
* Tại sao phải nói không với các tệ nạn xã hội? (thực trạng)
- Xã hội càng phát triển, con người càng sa vào những tệ nạn xã hội (cờ bạc, hút thuốc, tiêm chích ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy…)
- Thói hư tật xấu của bản thân mỗi người là mối nguy trước mắt và lâu dài gia đình, đất nước, dân tộc.
* Nguyên nhân:
- Do bạn bè rủ rê hoặc bản thân tò mò muốn chơi thử một lần cho biết.
- Gia đình khá giả, không quan tâm.
- Học yếu, chán học, sa vào các tệ nạn.
* Tác hại:
- Thoái hóa về đạo đức, nhân cách.
- Gây tác hại lớn đến bản thân, gia đình và xã hội (Nêu tác hại của từng tệ nạn).
* Biện pháp:
- Nói “không” với các tệ nạn xã hội.
- Tuyên truyền vận động bạn bè từ bỏ, tránh xa…
Kết bài: Nêu bài học tu dưỡng đạo đức, nâng cao ý thức học tập, ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.(1điểm)
*Trình bày bố cục chặt chẽ, mạch lạc.












* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Thị Kim Cúc
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)