Đề tham khảo kiểm tra HKI lớp 11 năm học 2008-2009

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Nhỏ | Ngày 15/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo kiểm tra HKI lớp 11 năm học 2008-2009 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I - LỚP 11

PHẦN I: KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Chương 1: Sự điện li.
1. Axit khi tan trong nước điện li ra cation H+ (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc axit là chất nhường proton H+ (theo thuyết Bron-stêt).
Bazơ khi tan trong nước điện li ra anion OH- (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc bazơ là chất nhận proton H+ (theo thuyết Bron-stêt).
2. Chất lưỡng tính vừa có thể thể hiện tính axit, vừa có thể thể hiện tính bazơ.
3. Hầu hết các muối khi tan trong nước, điện li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion gốc axit.
Nếu gốc axit còn chứa hiđro có tính axit, thì gốc đó điện li yếu ra cation H+ và anion gốc axit.
4. Hằng số điện li axit Ka và hằng số điện li bazơ Kb là các đại lượng đặc trưng cho lực axit và lực bazơ của axit yếu và bazơ yếu trong nước.
5. Tích số ion của nước là = [H+] [OH-] = 1,0.10-14(ở 25oC). Nó là hằng số trong nước cũng như trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
6. Giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường :
Môi trường trung tính : [H+] = 1,0.10-7M hay pH = 7,0
Môi trường axit : [H+] > 1,0.10-7M hay pH < 7,0
Môi trường kiềm : [H+] < 1,0.10-7M hay pH > 7,0
7. Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau (bảng 1.1/19SGK).
8. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau :
a. Tạo thành chất kết tủa.
b. Tạo thành chất điện li yếu.
c. Tạo thành chất khí.
9. Phản ứng thuỷ phân của muối là phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước. Chỉ những muối chứa gốc axit yếu hoặc (và) cation của bazơ yếu mới bị thuỷ phân.
10. Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.

Chương 2: Nhóm nitơ.
1. Đơn chất nitơ
+ Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p3, nguyên tử có 3 electron độc thân. Các số oxi hoá : -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
+ Phân tử N2 chứa liên kết ba bền vững (N ( N) nên nitơ khá trơ ở điều kiện thường.
  : nitơ thể hiện tính khử
  


2. Hợp chất của nitơ
a. Amoniac là chất khí tan rất nhiều trong nước.
+ Tính bazơ yếu :
- Phản ứng với nước : NH3 + H2O ⇄  + OH-
- Phản ứng với axit : NH3 + HCl ( 
- Phản ứng với muối : Al3+ + 3NH3 + 3H2O ( Al(OH)3 ( + 
+ Khả năng tạo phức chất tan : Cu(OH)2 + 4NH3 ( [Cu(NH3)4](OH)2
+ Tính khử :  + 3CuO   + 3Cu + 3H2O
b. Muối amoni
+ Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.
+ Trong dung dịch, ion  là axit : + H2O ⇄ NH3 + H3O+
+ Tác dụng với kiềm tạo ra khí amoniac.
+ Dễ bị nhiệt phân huỷ.
c. Axit nitric
+ Là axit mạnh.
+ Là chất oxi hoá mạnh.
- HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại. Sản phẩm của phản ứng có thể là , tuỳ thuộc nồng độ của axit và tính khử mạnh hay yếu của kim loại.
- HNO3 đặc oxi hoá được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.
d. Muối nitrat
+ Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.
+ Dễ bị nhiệt phân huỷ.
+ Nhận biết ion  bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4.

3. Đơn chất photpho
P trắng :
Mạng tinh thể phân tử, mềm, dễ nóng chảy, độc, phát quang trong bóng tối, chuyển dần thành P đỏ, không tan trong nước, dễ tan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Nhỏ
Dung lượng: 248,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)