Đề tham khảo HSG - NV8

Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Điền | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo HSG - NV8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
VÒNG 1, NĂM HỌC 2010-2011
MÔN NGỮ VĂN 8
(Thời gian 120 phút - không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (6 điểm):
Đầu khổ hai bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
a) Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên
b) Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ ấy
Câu 2: (12 điểm)
Trong tác phẩm “Lão Hạc” Nam Cao viết:
“…Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ các nhân vật: Lão Hạc, ông giáo, vợ ông giáo, Binh Tư, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.










*Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm












HƯỚNG DẪN CHẤM - HSG VĂN 8
Câu 1: (8 điểm)
* Xác định biện pháp tu từ ẩn dụ (Hình ảnh mặt trời ở câu thứ hai) là Bác Hồ (2 điểm)
* Viết đoạn văn (6 điểm):
Yêu cầu cần đạt:
a) Hình thức:
- Đảm bảo của một đoạn văn, không quá dài hoặc quá ngắn ( 0,5 điểm)
- Có câu chủ đề ( nếu diễn dịch hoặc quy nạp), chú ý lỗi chính tả, diễn đạt (0,5 điểm)
b) Nội dung:
- Ý nghĩa hình ảnh mặt trời: Đem lại ánh sáng cho con người, muôn loài -> Sự sống không thể thiếu. (1 điểm)
- Hai câu có hình ảnh mặt trời:
+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (Hình ảnh mặt trời thực - nghĩa đen) (1điểm)
+ Câu 2: Mặt trời biểu tượng - Bác Hồ (Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nghĩa bóng). Đối với dân tộc Việt Nam, Bác chính là mặt trời (Người đã đem lại độc lập tự do, cuộc sống ấm no, tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam (1,5 điểm)
- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên, so sánh với vị lãnh tụ của dân tộc -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lòng nhân dân VN. Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc VN. (1,5 điểm).
Câu 2: (12 điểm)
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này - tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một con chó mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xót xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự giúp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc “Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Thị Điền
Dung lượng: 69,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)