Đề tham khảo

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hà | Ngày 09/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề tham khảo thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:

Đề thi học sinh giỏi lớp 5
Năm học: 2010- 2011
Môn: Tiếng Việt
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2,5 điểm)
Trong các từ: xinh xinh, bút chì, xe đạp, xe cộ, thuyền bè, thuyền nan, núi non, đèn đuốc, lao xao, nhè nhẹ.
Từ nào là từ ghép có nghĩa phân loại, từ nào là từ ghép có nghĩa tổng hợp?
Từ nào là từ láy?
Câu 2: ( 3 điểm)
Xác định thành phần câu( CN, VN, TN)
Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất ân hận.
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Câu 3: (2,5 điểm)
Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
Nền trời rực hồng. Từng đàn én ...ao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn ...ắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, ...ông ...úng như những toà lâu đài nổi ẩn hiện ...ong gió ban mai.
Câu 4: ( 6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Nguyễn Duy
Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá?
Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?
Câu 5: (6 điểm)
Em hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương em mà em thích.









Hướng dẫn chấm
Câu 1: (2,5 điểm)
- Từ ghép phân loại: Bút chì, xe đạp, thuyền nan.
- Từ ghép tổng hợp: Xe cộ , thuyền bè, núi non, đèn đuốc.
- Từ láy: Xinh xinh, lao xao, nhè nhẹ
Câu 2: (3 điểm)
Thánh Gióng/ cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
CN VN
Lúc Dế Choắt chết, / Dế Mèn / rất ân hận.
TN CN VN
Dưới gốc tre,/ tua tủa / những mầm măng.
TN VN CN
Câu3: (2,5 điểm)
Nền trời rực hồng. Từng đàn én chao lượn, bay ra phía biển. Những con tàu sơn trắng đậu san sát, tung bay cờ đủ màu sắc, trông chúng như những toà lâu đài nổi ẩn hiện trong nắng ban mai.
Câu 4:( 6 điểm)
Những từ ngữ trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá là: Vươn mình, đu, hát ru, yêu nhiều, không đứng khuất, thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu, thương nhau, không ở riêng.
Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ ở cây tre Việt Nam: Chịu đựng gian khổ, tràn đầy yêu thương, đoàn kết chở che nhau, kề vai sát cánh bên nhau...
Câu 5: ( 6 điểm)
Mở bài : (1,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hà
Dung lượng: 29,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)