DE TH HKII LI 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hiếu | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: DE TH HKII LI 9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : Vật lý Lớp 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1,0 điểm). Thế nào là điểm cực viễn ( CV), điểm cực cận ( CC ) của mắt ?
Câu 2: (2,0 điểm). Trình bày các cách nhận biết thấu kính hội tụ.
Câu 3: (3,0 điểm). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 400V.
a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.
b, Điện trở của đường dây truyền đi là 40, công suất truyền đi là 1 000 000W. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên dây?
Câu 4: (4,0 điểm). Một người đứng chụp ảnh cao 1,6 m cách máy ảnh 2m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim 2 cm.
a. Tính chiều cao của ảnh người đó trên phim.
b. Tính tiêu cự của vật kính.





ĐỀ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : Vật lý Lớp 9
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (1,0 điểm). Nêu khái niệm và cách tạo ra dòng điện xoay chiều?
Câu 2: (2,0 điểm). Trình bày các cách nhận biết thấu kính phân kì.
Câu 3: (3,0 điểm). Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng, cuộn thứ cấp có 40000 vòng. Hiệu điện thế hai đầu cuộn thứ cấp là 80000V.
a, Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp.
b, Điện trở của đường dây truyền đi là 60, công suất truyền đi là 500 000 kW. Tính công suất hao phí trên đường truyền do tỏa nhiệt trên dây?
Câu 4: (4,0 điểm). Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng d = 12cm, tiêu cự của thấu kính f = 20cm.
a. Vẽ ảnh A’B’ của vật AB theo đúng tỉ lệ. Ta thu được ảnh có đặc điểm gì?
b. Ảnh cách thấu kính một khoảng d’ bằng bao nhiêu?








ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Câu 1: (1,0 điểm)
- Điểm cực cận ( Cc ) của mắt là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn rõ mà không cần phải điều tiết.
- Điểm cực viễn ( Cv ) của mắt là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ mà không cần phải điều tiết.
Câu 2: (2,0 điểm).
Các cách nhận biết TKHT: - Phần giữa dày hơn phần rìa
- Đặt gần dòng chử thấy chử lớn hơn
- Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló hội tụ
Câu 3: (3,0 điểm).

Tóm tắt
n1 = 200 vòng
n2 = 40000 vòng
U1 = 400V
a, U2 = ?
b, R = 40
P = 1 000 000W
P hp = ?
Giải:
a, Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp là:
áp dụng công thức:  1,5 đ
Thay số: U2 =  = 80000 (V)
b, Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là:
ADCT: =  =  = 6250 (W) 1,5 đ


Câu 4: (4,0 điểm). a. Chiều cao ảnh


Vẽ hình đúng: 1đ
Tính A’B’ : 1,5đ
b. Tiêu cự của vật kính:

Mà OI = AB nên (1) = (2): 1,5 đ

Vậy vật kính của máy ảnh có tiêu cự là 1,98cm






ĐÁP ÁN ĐỀ 2
Câu 1: (1,0 điểm)
- Khái niệm dòng điện xoay chiều: Là dòng điện luân phiên đổi chiều. (0,5 đ)
- Cách tạo ra dòng điện xoay chiều : - Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.
- Cho cuộn dây quay trong từ trường. (0,5 đ)
Câu 2: (2,0 điểm).
Các cách nhận biết TKPK: - Phần giữa dày hơn phần rìa (1,0 đ)
- Đặt gần dòng chử thấy chử nhỏ hơn (0,5 đ)
- Chùm tia tới song song qua thấu kính cho chùm tia ló phân kì. (0,5 đ)
Câu 3:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hiếu
Dung lượng: 160,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)