Đề tài Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực
Chia sẻ bởi Ktv Duy Nam |
Ngày 16/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Đề tài Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
Họ và tên: Lê Văn Đông
Ngày tháng năm sinh: 18/7/1961 - Nam
Địa chỉ: 158A/2 Khu phố 1, phường Tân Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (CQ) 061 3985816 ; ĐTDĐ: 0918057452
E-mail: C1. [email protected]
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hòa Bình
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm
Năm nhận bằng: 1998
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục tiểu học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
- Số năm có kinh nghiệm: 25 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện trong 5 năm gần đây:
1. Các giải pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác cho đội ngũ CB,GV,CNV Trường tiểu học Hòa Bình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện các nội dung và giải pháp “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Trường tiểu học Hòa Bình.
3. Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tên đề tài Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động toàn xã hội làm công tác giáo dục; huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân. Chủ trương xã hội hóa giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục như tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ việc dạy và học, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh, chăm lo cơ sở vật chất, điều kiện dạy và học… để nâng cao hiệu quả giáo dục.
2. Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đạt các mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội; phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.
3. Năm học 2008-2009, trường tiểu học Hòa Bình được Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa chọn làm điểm xây dựng mô hình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT.
Với những lý do nêu trên, ngay từ năm học 2008-2009, bản thân tôi đã tích cực nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội góp phần “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Cơ sở lý luận:
1.1 Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã được Đại hội lần thứ VII của Đảng khởi xướng và tiếp tục được Nghị quyết Đại hội VIII, IX và X đẩy mạnh: xã hội hóa công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể , các tổ chức xã hội góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân ngày càng phát triển.
1.2 Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục học sinh. Điều 93 Luật Giáo dục năm 2005 khẳng định: “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ktv Duy Nam
Dung lượng: 122,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)