Đề Tai Phí Ngọc Thai

Chia sẻ bởi Phí Ngọc Thái | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề Tai Phí Ngọc Thai thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Phần mở đầu
I, Lý do chọn đề tài:
Từ xưa, ông cha ta đã cho rằng nhân tài là nguyên khí của quốc gia. Vì vậy nên việc phát triển và bồi dưỡng, sử dụng nhân tài mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự đổi mới của đất nước. TRên bia Văn Miếu tổ tiên ta đã khẳng định: “Những người tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ và phồn vinh, khi yếu tố này kém đi thì quyền lực của đất nước bị suy thoái. Những người học giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với một đất nước”. Phát huy truyền thống của ông cha ta để lại, vận dụng vào tình hình thế giới hiện nay, toàn nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, nền văn minh tin học, nền văn minh kinh tế thị trường. Thông tin bùng nổ, kinh tế giữa các nước phụ thuộc lẫn nhau và mang trong mình sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về chất xám. Chất xám ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với một quốc gia, càng đòi hỏi phải có một chiến lược phát triển đồng bộ hơn, toàn diện hơn. Việt nam là một trong những nước chậm phát triển, muốn đuổi kịp và hoà nhập với toàn nhân loại thì phải nâng cao vai trò của giáo dục. Nghị quyết TW khoá VII Ban chấp hành TW Đảng chỉ rõ: “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất để chuẩn bị cho xã hội một nền dân chí cao, một đội ngũ nhân lực giỏi, một bộ phận nhân tài có đủ khả năng phát triển đất nước với tốc độ nhanh”.
Ngày 14/ 08/ 1997 Bộ trưởng Bộ GD & ĐT có quyết định 2590 / GD & ĐT về tổ chức hoạt động của trường PTDT Nội trú và thông tư số 10 / GD&ĐT ngày 14 / 08 / 1997 hướng dẫn thực hiện bảng quy định và tổ chức hoạt động của trường PTDT Nội trú “Mục đích mở các trường PTDT Nội Trú là đào tạo nguồn cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp dạy nghề đề đào tạo cán bộ cho các dân tộc, trước hết là giáo viên, cán bộ Ytế, cán bộ lãnh đạo,cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn khoa học kỹ thuật. Đồng thời việc mở trường PTDT Nội Trú còn nhằm đào tạo các lực lượng lao động có trình độ văn hoá, kỹ thuật, có sức khoẻ và phẩm chất tốt để tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương miền núi, vùng dân tộc.”
Nghị quyết BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII – khóa 7 về công tác dân tộc: “Đã đến lúc tài nguyên quý giá nhất là trí tuệ con người, bời lẽ kỹ thuật có thể nhập cảng, khoa học có thể học tập vận dụng giúp đỡ lẫn nhau, nhưng trí tuệ, tài năng không thể nhập cảng. Miền núi muốn phát triển kịp miền xuôi phải có kế hoạch phát hiện và bồi dưỡng nhân tài của chính dân tộc mình và sau này chính họ xây dựng quê hương bản làng, đất nước chính bằng trí tuệ và tài năng của mình”.
So sánh tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới và tình hình kinh tế chính trị, xã hội của Việt Nam, xác định đúng mục tiêu giáo dục của trường PTDT Nội trú, đối chiếu với tình hình thực tế của huyện Thuận Châu đặc biệt là cán bộ làm công tác khoa học, giáo dục, Y tế...còn yếu và còn thiếu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là phát hiện, tuyển chọn để giáo dục, bồi dưỡng học sinh năng khiếu phát triển khả năng, năng lực cho các em để các em trở thành người cán bộ tài năng trong tương lai. Chính vì thế nên công tác giáo dục học sinh năng khiếu là vô cùng cấp bách và cần thiết đối với trường PTDT Nội trú Huyện Thuận Châu.
Trên cơ sở phân tích những lý do khách quan và chủ quan tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng về công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu”
II, Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạp của Hiệu trưởng về công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu.
III, Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định cơ sở lý luận và pháp lí của việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu của trường PTDT Nội trú .
- Phân tích thực trạng của việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu.
- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu.
IV, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1, Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng về công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu.
2, Phạm vi nghiên cứu:
Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú Thuận Châu.
V, Phương pháp nghiên cứu:
1, Nhóm phương pháp lý luận:
Các văn kiện của Đảng, nhà nước, Luật giáo dục,...
2, Nhóm phương pháp thực tế:
Toạ đàm, trao đổi, tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú Huyện Thuận Châu.
3, Nhóm phương pháp toán học:
Bảng biểu, thống kê...
Phần nội dung
Chương I:
Cơ sở khoa học của việc chỉ đạo công tác giáo dục học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện Thuận Châu
I, Cơ sở lý luận:
1, Năng lực:
Năng lực là một thuộc tính của con người, năng lực được cấu thành bởi hai yếu tố là tri thức và kĩ năng.
Năng lực là đặc điểm tâm lý cá biệt của mỗi con người, do vậy năng lực của mỗi người là khác nhau.
2, Tài năng:
Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiền đề thuận lợi để cho hoạt động có kết quả cao. Tài năng chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động mà lần đầu tiên là hoạt động của mỗi con người.
3, Thiên tài:
Thiên tài là một tổ hợp đặc biệt các năng lực nó cho phép đạt được những thành tựu sáng tạo mới có ý nghĩa lịch sử vô song. Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực; khác với tài năng là ở chỗ kết quả sáng tạo rất cao.
4, Các tiêu chuẩn học sinh năng khiếu:
- Thông tuệ: Những học sinh năng khiếu thường có trí thông minh, năng lực tư duy tốt. Họ tiếp thu vấn đề nhanh, nhớ lâu. Họ có khả năng suy diễn quy nạp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. Họ thường hiểu sâu, rộng nhiều vấn đề nhất là vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình. Thường trước caca vấn đề họ phản xạ và giải quyết nhanh, linh hoạt, đạt kết quả cao.
- Sáng tạo: Có óc tư duy độc lập, có óc phê phán, không suy nghĩ theo đường mòn luôn luôn muốn đi vào tìm hiểu bản chất, tìm ra quy luật của hiện tượng và tìm ra giải pháp tối ưu.
- Phẩm chất: Say mê, tò mò, hoạt động có mục đích, đặc biệt trung thực, kiên trì, vượt khó lao vào khám phá cái mới, giàu lòng vị tha và tính nhân văn, có ý chí phấn đấu tự hoàn thiện với tính tự chủ cao.
II, Cơ sở pháp lý:
Đảng và nhà nước tao luôn đánh giá cao vai trò của nhân tài, do vậy đã có chiến lược về bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.
Sau cách mạng tháng 8 thành công, Bác Hồ viết bài “Tìm người Tài - Đức” đăng trên báo cứu quốc (20/11/1946) có đoạn: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu có tài, có đức. Vì chính phủ không gnhe, không đến, thấy không khắp, đến nỗi những người tài đức không thể xuất thần, khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận nay muốn sửa đó và trọng dụng người hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra, nơi nào có người tài đức, những người ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”. Về công tác cán bộ cho cách mạng, Người luôn coi trọng: “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém; khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng phát triển, càng thêm nhiều”. ( Tập IV – trang 99 Hồ Chí Minh toàn tập).
Xuất phát từ những tư tưởng của Người, Đảng ta càng quan tâm hơn bao giờ hết các chiến lược con người nhất là trong giai đoạn Cách Mạng hiện nay. Nghị quyết VIII của Đàng chỉ rõ: “Nguồn lực con người là điều kiện cơ bản để đất nước ta đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Nghị quyết VII khoá IX về công tác dân tộc của Ban chấp hành Trung ương Đảng nêu: “Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số cho từng vùng, từng dân tộc”.
Những điều nêu trên đã tạo ra hành lang pháp lý vô cùng quan trọng để các cơ sở giáo dục nói chung và khối các trường PTDT Nội trú nói riêng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nhân tài góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, tạo nguồn đào tạo cán bộ cho vùng núi và dân tộc thiểu số để đẩy mạnh phát triển về kinh tế, xã hội, chính trị của đất nước.

Chương II:
Thực trạng của việc chỉ đạo công tác giáo dục
học sinh năng khiếu ở trường PTDT Nội trú huyện thuận châu
I, Tình hình chung của địa phương:
Huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, dọc theo quốc lộ 6 cách thị xã Sơn La 34 km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo - Điện Biên 52 km về phía Đông nam với tổng diện tích tự nhiên là 153 590 ha, dân số trung bình là 143 296 nhân khẩu, mật độ dân số là 93 người/ km2. Toàn huyện có 6 dân tộc thiểu số sinh sống , trong đó dân tộc Thái chiếm 70,9%,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phí Ngọc Thái
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)