ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thúy | Ngày 05/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC thuộc Nhà trẻ

Nội dung tài liệu:

tài: Một số biện pháp dạy trẻ kể sáng tạo truyện dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi ) ở trường...
MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ XXI – thế kỷ của khoa học công nghệ hiện đại. Việc giáo dục con người hoàn thiện để sánh kịp thời đại luôn là vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng các nhà giáo dục mà của toàn xã hội. Để đạt được sự hoàn thiện đó chúng ta không thể bỏ qua “ thời thơ ấu” của mỗi con người.
Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người. Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ ai nhất là đối với trẻ thơ.Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước , chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ . Ngôn ngữ góp phần đào tạo các cháu trở thành con người phát triển toàn diện . Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người . Vưgôtxki nói : “Ngay từ giờ phút đầu tiên của cuộc đời thì đứa trẻ là một thực thể xã hội” . Trẻ có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh . Tuy nhiên phương tiện giao tiếp đầu tiên lại là phương tiện phi ngôn ngữ . Các giai đoạn tiếp theo trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp , bộc lộ suy nghĩ , nhu cầu của mình tuy còn một số điểm hạn chế . Như khả năng nói đúng ngữ pháp , nói mạch lạc của trẻ chưa tốt . Vì vậy ngoài việc rèn luyện phát âm , từ vựng , ngữ pháp thì phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là công việc vô cùng quan trọng cần phải được tiến hành ở trường mầm non . Đây là phương tiện vạn năng để đứa trẻ thể hiện suy nghĩ của mình một cách đầy đủ, toàn vẹn và có hiệu quả nhất trong khi giao tiếp .
E.U Chikhiêva-nhà giáo dục người Nga xem việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của mọi hoạt động ở trường mầm non . Là tiền đề cho mọi sự thành công khác . Bởi ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là phương tiện phát triển tư duy , nhận thức , đạo đức , thẩm mỹ ... cho trẻ . Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ nắm bắt được các tri thức về sự vật hiện tượng . U.Sinxki nhận định : “ Tiếng mẹ đẻ là cơ sở của mọi sự phát triển, là vốn quý của mọi tri thức”. Chính vì thế cần phải giáo dục ngôn ngữ cho trẻ từ rất sớm bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ. Ngôn ngữ phát triển tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách. Ngược lại mỗi khía cạnh của sự phát triển nhân cách đều có sự phát triển của ngôn ngữ. Đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách trẻ.
Hiện nay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)