Đề tài NCKHSP ƯD môn Ngữ văn 8 (11-12)
Chia sẻ bởi Đặng Đạm |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề tài NCKHSP ƯD môn Ngữ văn 8 (11-12) thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG
TRƯỜNG THCS RẠNG ĐÔNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN TOÁN TỪ VIỆC
“KẾT HỢP HAI HÌNH THỨC PHÂN CẶP HAI HỌC SINH VÀ NHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CÙNG TRÌNH ĐỘ”
Giáo viên: Vũ Nam Thắng
Trường THCS Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Nam Định, năm 2010
Mục lục
Tóm tắt đề tài 3
Giới thiệu 3
Phương pháp nghiên cứu 4
a, Khách thể nghiên cứu 4
b, Thiết kế nghiên cứu 4
c, Quy trình nghiên cứu 5
d, Đo lường và thu thập dữ liệu 5
Phân tích dữ liệu và kết quả 6
Kết luận và khuyến nghị 7
Tài liệu tham khảo 7
Phụ lục 8
Tóm tắt đề tài
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn toán, quan sát thấy thái độ học tập thiếu tích cực của học sinh, chỉ một số ít học sinh tự giác thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu. Số còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên. Một trong những nguyên nhân, đó là nhiều học sinh có học lực trung bình, yếu kém chưa có hứng thú học tập môn toán
Nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học đã chỉ ra hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học giúp người học lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuổi logic kiến thức. Mặt khác còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự lập, sáng tạo, làm việc có kế hoạch và có hứng thú học tập . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của hình thức tổ chức hoạt động nhóm đối với hứng thú học tập môn toán của học sinh.
Nghiên cứu được thực hiện trong một lớp ở trường THCS Rạng Đông, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định. Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực. Dữ liệu được thu thập từ các bộ câu hỏi được thực hiện trước và sau khi phân cặp. Trong nghiên cứu cũng sử dụng thêm kết quả thi khảo sát chất lượng giữa học kì I và thi học kì I.
Qua phân tích dữ liệu , tôi nhận thấy việc phân nhóm học sinh trong các giờ học môn toán có làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Từ đó giúp làm tăng kết quả học tập của học sinh. Từ những kết quả đạt được từ đề tài này, một lần nữa khẳng định hiệu quả đem lại từ việc tổ chức hình thức hoạt động nhóm trong nhiều nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Chỉ có điều để hình thức tổ chức hoạt động nhóm mang lại hiệu quả, người tổ chức cần phải lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh.
Giới thiệu
Qua quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp học, tôi nhận thấy. Lớp học bao gồm nhiều học sinh có khả năng nhận thức khác nhau, và cũng gần như tương ứng với nó là hứng thú học tập môn toán cũng khác nhau. Trong khi giảng dạy giáo viên không thể quan tâm đến mọi học sinh cùng lúc. Mặt khác, hầu hết những học sinh trung bình, yếu kém lại phụ thuộc vào giáo viên. Không có hứng thú học tập môn toán, lại không được giáo viên thường xuyên quan tâm thì học sinh không tập trung giải quyết yêu cầu của giáo viên . Học sinh tỏ ra chán nản, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện yêu cầu của giáo viên. Do đó các học sinh này thường đạt kết quả thấp trong các bài kiểm tra và các kì thi.
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã tiến hành như sau: Trong các tiết toán buổi sáng, học sinh được phân thành từng cặp. Học sinh có năng lực cao hơn sẽ kèm cặp học sinh có năng lực yếu hơn. Trong các tiết học phụ đạo thêm buổi chiều, học sinh được phân thành từng nhóm có cùng năng lực
Vấn đề nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm đối tuợng học sinh cùng trình độ có nâng cao hứng thú học tập môn toán của học sinh không ?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc kết hợp hai hình thức phân cặp 2 học sinh và nhóm đối tuợng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Đạm
Dung lượng: 57,30KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)