ĐỀ TÀI HAY
Chia sẻ bởi An Ngoc Tu |
Ngày 16/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ TÀI HAY thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ................................................................................................................ 2
GIỚI THIỆU ................................................................................................................................ 5
1. Hiện trạng .............................................................................................................................. 5
2. Giải pháp thay thế ............................................................................................................ 7
3. Một số đề tài gần đây ....................................................................................................... 10
4. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................................. 11
5. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................................... 11
III. PHƯƠNG PHÁP .......................................................................................................................... 11
1. Khách thể nghiên cứu ....................................................................................................... 11
2. Thiết kế ....................................................................................................................................... 12
3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................................ 13
4. Đo lường ..................................................................................................................................... 25
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ ...................... 27
1. Phân tích dữ liệu ......................................................................................................... 27
2. Bàn luận kết quả ............................................................................................................ 29
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ................................................................................................... 30
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................. 30
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 33
VIII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 34
PHỤ LỤC I: Xác định đề tài nghiên cứu .................................................................... 34
PHỤ LỤC II: Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ..... 35
PHỤ LỤC III: Bài kiểm tra trước tác động ............................................................... 36
PHỤ LỤC IV: Bài kiểm tra sau tác động .................................................................... 38
PHỤ LỤC V: Phân tích dữ liệu ................................................................................. 40
PHỤ LỤC VI: Kế hoạch bài học ......................................................................................... 41
Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng:
“ PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 6 ”
Giáo viên nghiên cứu: ------
Đơn vị: Trường THCS Bưng Bàng - Tân Châu - Tây Ninh
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2009 ban hành ngày 04 tháng 12 năm 2009 trong Chương I, Điều 5 khoản 2 nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Trước tiên phải hiểu học Lịch sử là để học tinh thần yêu nước, mà tinh thần yêu nước là động lực quan trọng nhất để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận lớp trẻ bây giờ đang quên đi điều đó. Xu thế xã hội đã hình thành suy nghĩ cục bộ của nhiều người cho rằng cứ theo kế toán, ngân hàng, tài chính... thì khi ra trường đi làm sẽ có tiền được ngay. Nhưng xét về an ninh quốc gia, khi có giặc thì không thể lấy kế toán, ngân hàng ra để đánh nhau với địch được. Mà đúng ra, từ tinh thần dân tộc, từ niềm tự hào dân tộc sẽ nâng cánh cho những con người có tâm, có lực đóng góp công sức cho việc xây dựng quê hương đất nước của chính mình bằng năng lực, nghiệp vụ trong những nghành nghề như kế toán, ngân hàng, tài chính… được phát huy hơn nữa.
Vì vậy, trước hết vẫn là truyền ngọn lửa về tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, để từ đó có được sự đoàn kết giữa các dân tộc với nhau thì mới có sức mạnh của một quốc gia độc lập, tự chủ. Sau đó mới là những kiến thức kĩ năng nghề nghiệp khác cho mỗi sở trường của mỗi cá nhân, và tất nhiên những kiến thức kĩ năng thuộc về nghề nghiệp ấy sẽ thấm đượm được tinh thần yêu nước, tinh thần cống hiến, xây dựng đất nước chứ không chỉ đơn thuần là nghề để kiếm sống, “mạnh ai nấy sống”.
Và cũng bởi không hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu như một đất nước mà lại có các thế hệ con người không hiểu biết về lịch sử và dĩ nhiên cũng chẳng còn lòng yêu nước, chỉ còn biết lối sống thượng tôn cá nhân, và đặc biệt - họ chỉ biết yêu… tiền!
Khi học phổ thông, bên cạnh việc được giáo dục đạo đức, tư tưởng để trở thành những công dân tốt, HS cần được học các môn như Toán - dạy cho con người cách tư duy, cách làm việc khoa học, học Văn để hiểu biết về con người, để cảm thụ được cái đẹp, để nâng cao cái vốn văn hóa và củng cố các giá trị nhân văn, học cách diễn đạt tư tưởng và cảm xúc… Thì việc dạy và học Lịch Sử trong nhà trường THCS bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm tự hào của dân tộc ngay từ thời niên thiếu; phải truyền được ngọn lửa yêu nước cho các em làm hành trang vào đời qua những dữ kiện, kiến thức lịch sử trong khung chương trình,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: An Ngoc Tu
Dung lượng: 1,52MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)