ĐỀ SINH 7 KỲ I 15-16
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 15/10/2018 |
78
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ SINH 7 KỲ I 15-16 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(2đ)
Các loài giun, sán thường kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi? Nêu các biện pháp để phòng bệnh giun sán mà em biết?
Câu 2: (1,5đ)
Sau khi học xong ngành thân mềm một số bạn học sinh thắc mắc: Vì sao Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp?
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về ngành thân mềm giải thích cho các bạn học sinh hiểu rõ?
Câu 3: (2,5đ)
Để nhận biết châu chấu và sâu bọ ta phải dựa vào 3 đặc điểm nào của chúng? Nêu một số tác hại do sâu bọ gây ra và biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường mà em biết?
Câu 4: (2đ)
Kể tên các ngành động vật không xương sống đã học?
Câu 5: (2đ)
Em biết đặc điểm cấu tạo bên ngoài nào của Cá Chép thích nghi với đời sống ở nước?
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Sinh học Lớp 7
Câu
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
1
(2đ)
* Giun sán kí sinh ở người và vật nuôi gây hại:
- Chúng tranh dành lấy thức ăn hoặc hút hết các chất dinh dưỡng
- Tiết chất độc vào máu gây cho người bị mắc giun sán gầy ốm xanh xao, mất ngủ vật nuôi bị gầy rộc, năng suất thấp
* Biện pháp đề phòng bệnh giun sán
- Ăn uống vệ sinh: không ăn rau sống, không uống nước lả (ăn chín, uống chín)
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
- Tẩy giun định kì.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
(1,5đ)
Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm
- Thân mềm
- Cơ thể không phân đốt.
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hoá
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(2,5đ)
Để nhận biết châu chấu và sâu bọ dựa vào ba đặc điểm sau :
- Đầu có 1 đôi râu và 1 đôi mắt ( Mắt đơn hoặc mắt kép )
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh .
- Bụng phân nhiều đốt, mỗi đốt có đôi lỗ thở .
- Tác hại:
+ ĐV trung gian truyền bệnh
+ Phá hoại mùa màng
+ Mối mọt gây hại nhà cửa đồ đạc gia dụng và công trình xây dựng bằng gổ.
- Biện pháp: Dùng thuốc trừ sâu sinh học, hạn chế dung thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ các sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ có hại, dung các biện pháp vật lí, cơ giới.
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ sâu bọ có ích )
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
4
(2đ)
Các ngành ĐVKXS:
+ Ngành động vật Nguyên Sinh
+ Ngành Ruột Khoang
+ Các ngành Giun
+ Ngành thân Mềm
+ Ngành Chân Khớp
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
5
(2đ)
* Cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước là:
- Thân cá thon dài, đầu thuôn nhọn gắn với thân.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Da cá có vảy xương bao bọc tì lên nhau như ngói lợp, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: SINH HỌC – LỚP 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:(2đ)
Các loài giun, sán thường kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi? Nêu các biện pháp để phòng bệnh giun sán mà em biết?
Câu 2: (1,5đ)
Sau khi học xong ngành thân mềm một số bạn học sinh thắc mắc: Vì sao Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp?
Em hãy vận dụng kiến thức đã học về ngành thân mềm giải thích cho các bạn học sinh hiểu rõ?
Câu 3: (2,5đ)
Để nhận biết châu chấu và sâu bọ ta phải dựa vào 3 đặc điểm nào của chúng? Nêu một số tác hại do sâu bọ gây ra và biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường mà em biết?
Câu 4: (2đ)
Kể tên các ngành động vật không xương sống đã học?
Câu 5: (2đ)
Em biết đặc điểm cấu tạo bên ngoài nào của Cá Chép thích nghi với đời sống ở nước?
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Sinh học Lớp 7
Câu
Hướng dẫn chấm
Thang điểm
1
(2đ)
* Giun sán kí sinh ở người và vật nuôi gây hại:
- Chúng tranh dành lấy thức ăn hoặc hút hết các chất dinh dưỡng
- Tiết chất độc vào máu gây cho người bị mắc giun sán gầy ốm xanh xao, mất ngủ vật nuôi bị gầy rộc, năng suất thấp
* Biện pháp đề phòng bệnh giun sán
- Ăn uống vệ sinh: không ăn rau sống, không uống nước lả (ăn chín, uống chín)
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
- Tẩy giun định kì.
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2
(1,5đ)
Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì: Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm
- Thân mềm
- Cơ thể không phân đốt.
- Có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hoá
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3
(2,5đ)
Để nhận biết châu chấu và sâu bọ dựa vào ba đặc điểm sau :
- Đầu có 1 đôi râu và 1 đôi mắt ( Mắt đơn hoặc mắt kép )
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh .
- Bụng phân nhiều đốt, mỗi đốt có đôi lỗ thở .
- Tác hại:
+ ĐV trung gian truyền bệnh
+ Phá hoại mùa màng
+ Mối mọt gây hại nhà cửa đồ đạc gia dụng và công trình xây dựng bằng gổ.
- Biện pháp: Dùng thuốc trừ sâu sinh học, hạn chế dung thuốc trừ sâu hóa học, bảo vệ các sâu bọ có ích để tiêu diệt sâu bọ có hại, dung các biện pháp vật lí, cơ giới.
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ sâu bọ có ích )
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
4
(2đ)
Các ngành ĐVKXS:
+ Ngành động vật Nguyên Sinh
+ Ngành Ruột Khoang
+ Các ngành Giun
+ Ngành thân Mềm
+ Ngành Chân Khớp
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
5
(2đ)
* Cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước là:
- Thân cá thon dài, đầu thuôn nhọn gắn với thân.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.
- Da cá có vảy xương bao bọc tì lên nhau như ngói lợp, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)