Đề Sinh 7_HK 1

Chia sẻ bởi Lê Xuân Long | Ngày 15/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề Sinh 7_HK 1 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD TÂN CHÂU
TRƯỜNG THCS BƯNG BÀNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
LỚP:…… MÔN:SINH HỌC 7
TÊN:……………………………………… Thời gian:45 phút

I>TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 đ)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu cho ý trả lời đúng nhất.
Câu 1:Có thể xác định tuổi của trai nhờ:
A.Căn cứ độ lớn của vỏ C.Căn cứ các vòng tăng trưởng của vỏ
B.Căn cứ độ lớn của thân D.CảA,B,C đều đúng.
Câu 2:Trai giữ vai trò làm sạch nước vì:
A.Cơ thể lọc các cặn vẩn trong nước C.Tiết chất nhờn kết các cặn bã xuống đáy bùn
B.Lấy các cặn vẩn làm thức ăn D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3:Ốc sên tự vệ bằng cách:
A.Tiết chất nhờn làm kẻ thù không bắt được. C.Co rút cơ thể vào bên trong vỏ.
B.Có lưỡi bào để tấn công kẻ thù D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4:Ốc sên có hại cho cây trồng vì:
A.Đến mùa sinh sản ốc sên đào lổ phá hại rễ cây C.Ốc sên ăn thực vật.
B.Ốc sên là vật chủ trung gian truyền bệnh cho cây trồng. D.Cả A,B,C đều sai.
Câu 5:Câu nào sau đây không đúng:
A.Cơ thể thân mềm không chia đốt rỏ ràng như ở Giun đốt.
B.Trai và mực có cơ thể đối xứng hai bên.
C.Cơ thể ốc mất đối xứng.
D.Vỏ trai được hình thành từ các chất vôi có trong nước biển.
Câu 6:Nhóm động vật nào thuộc lớp giáp xác trong các nhóm sau đây:
A.Tôm,cua,cá,mực,ghẹ,tép C.Tôm,tép,trai,ốc,cua,mực.
B.Tôm,cua,ghẹ,tép,ruốt. D.Cua,cá,mực,trai,ốc,hến.
Câu 7:Khi nuôi tôm, người ta thường cho tôm ăn vào lúc nào:
A.Sáng sớm. B.Trưa. C.Chạng vạng tối. D.Khuya.
Câu 8:Ở phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và tự vệ:
A.Đôi chân xúc giác B.Đôi kìm có tuyến độc. C.Núm tuyến tơ D.Bốn đôi chân bò
Câu 9:Hệ tiêu hóa của châu chấu có đặc điểm khác tôm là:
A.Không có tuyến tiêu hóa.
B.Có ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết.
C.Thức ăn được biến đổi hóa học trong dạ dày.
D.Hai câu B,C đúng.
Câu 10:Nhiều châu chấu bay đến đâu thì xảy ra mất mùa đến đó vì:
A.Châu chấu ăn rất khoẻ, cắn hại cây rất dữ dội. D.Cả A,B,C đều đúng.
B.Châu chấu mang các loại virút gây bệnh cho cây trồng
C.Châu chấu là động vật báo hiệu thời tiết hạn hán sẽ xảy ra.
II>TỰ LUẬN
Câu 1:Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?(2đ)







Câu 2:Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?(1đ)






Câu 3:Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?(2đ)























ĐÁP ÁN(sinh học 7)
I>TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(mỗi câu 0,5đ)
1.C 2D 3C 4C 5D 6B 7C 8B 9B 10A
II>TỰ LUẬN
Câu 1:Đặc điểm chung của ngành chân khớp:(2đ)
+Có vỏ kitin
+Sự phát triển và tăng trưởng phải qua lột xác
+phần phụ phân đốt,các đốt khớp động với nhau
+Có mắt kép
Câu 2:+ Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí(0,5đ)
+Tôm hô hấp bằng mang(0,5đ)
Câu 3:+Biện pháp cơ học như bắt bằng tay,bẩy đèn,dùng vợt…(1đ)
+Biện pháp sinh học như dùng chất dẩn dụ,dùng thiên địch…(1đ).

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Xuân Long
Dung lượng: 25,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)