Đề ôn vào lớp 10

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thuý | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề ôn vào lớp 10 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : ..........................................
Đề tuyển sinh vào lớp 10 đại trà
Môn: ngữ văn - đề 17
I: Trắc nghiệm(2 điểm)
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái đứng tước câu trả lời đúng vào bài thi của em.
1. Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh cùng chung thể lọai với ?
A. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác C. Hoàng Lê nhất thống chí
B. Cô Tô D. Lão Hạc
2. Từ “hoa” trong câu thơ nào sau đây được dùng vứi nghĩa chuyển ?
A. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
B. Sen tàn cúc lại nở hoa(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
C. Hoa cười ngọc thốt đoan trang(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
3. Dòng nào nhận xét không đúng về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
A. Là tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.
` B. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có 17 hồi.
C. Là cuốn tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán.
D. Là tác phẩm do Ngô Thì Chí viết.
4. Dòng nào dưới đây sắp xếp đúng các tác phẩm cùng chung đề tài:
A. Truyện Kiiều, Chuyện người con gái nam Xương, truyện Lục Vân Tiên.
B. Viếng lăng Bác, Ngắm trăng, ánh trăng
C. Đồng chí, Khi con tu hú, Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
D. Dồng chí, iếng gà trưa, Chiếc lược ngà.
5. Tác giả nào không thuộc phong trào Thơ mới?
A. Thế Lữ C. Tố Hữu
B. Huy Cận D. Chế Lan Viên
6. Câu nghi vấn: “Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” được dùng để:
A. khẳng định C. hỏi
B. Bộc lộ cảm xúc D. phủ định
7. Khi các câu trong một đọan văn hoặc các đọan văn trong một văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí thì gọi là?
A. Liên kết hình thức C. Liên kết lôgic
B. Liên kết chủ đề D. Liên kết nội dung
8. Điểm giống nhau căn bản giữa hai tác phẩm Chiếc lá cuối cùng và Bố của Xi-mông là:
A. Tác giả là người một nước C. Ngôn ngữ kể chuyện
B. Kết cấu truyện D. Đề tài
II: Tự luận(8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
a. Kể tên các nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.
b. Trình bày suy nghĩ của em về cách đặt tên nhân vật của tác giả Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa bằng một đọan văn ngắn(từ 8 đến 10 câu).
Câu2: (6 điểm)
Trong cuốn Bình luận văn chương(Nxb Đại học sư phạm, 2006) Chu văn Sơn nhật xét: “Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thân yêu ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niêm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thuý
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)