Đề ôn vào cấp 3(đề số 17)
Chia sẻ bởi Lê Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn vào cấp 3(đề số 17) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ôn thi cấp III-Đề số 17
Câu1(1 điểm):
Hãy giải thích nghĩa của từ “trái đất” trong những câu sau và cho biết trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc? Trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ đó (nếu có )được gọi là gì?
a)Vì sao “Trái Đất” nặng ân tình ?
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
b)Trái đất này là của chúng mình.
Câu2(2 điểm): Hãy phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong những câu thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trên ruộng lúa
Núi uốn mình trên chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ Tết-Đoàn Văn Cừ)
Câu 3(2 điểm):
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
a/ Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
b/Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
c/Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ có điểm gì giống và khác nhau?
d/Câu thứ bảy trong đoạn thơ là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
Câu 5(5 điểm)
Nhận xét về bài thơ nh trăng” của Nguyễn Duy, sách bồi dưỡng Ngữ Văn 9 có viết: nh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy, nhưng ý nghĩa bài thơ không chỉ có thế. ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thuỷ với chính mình.”
Em hãy phân tích bài thơ nh trăng” của Nguyễn Duy làm rõ nhận xét trên.
Câu1(1 điểm):
Hãy giải thích nghĩa của từ “trái đất” trong những câu sau và cho biết trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc? Trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ đó (nếu có )được gọi là gì?
a)Vì sao “Trái Đất” nặng ân tình ?
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh.
(Tố Hữu)
b)Trái đất này là của chúng mình.
Câu2(2 điểm): Hãy phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được dùng trong những câu thơ sau:
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nhảy hoài trên ruộng lúa
Núi uốn mình trên chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
(Chợ Tết-Đoàn Văn Cừ)
Câu 3(2 điểm):
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi hai người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
a/ Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?
b/Trong những câu thơ trên có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó. Việc chép sai từ như vậy ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của câu thơ như thế nào?
c/Câu thứ sáu trong đoạn thơ trên có từ tri kỉ. Một bài thơ đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ tri kỉ. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
Về ý nghĩa và cách dùng từ tri kỉ trong hai câu thơ có điểm gì giống và khác nhau?
d/Câu thứ bảy trong đoạn thơ là một câu đặc biệt. Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nét đặc sắc của câu thơ đó.
Câu 5(5 điểm)
Nhận xét về bài thơ nh trăng” của Nguyễn Duy, sách bồi dưỡng Ngữ Văn 9 có viết: nh trăng trước hết là tiếng lòng, là sự suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy, nhưng ý nghĩa bài thơ không chỉ có thế. ánh trăng còn là lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thuỷ với chính mình.”
Em hãy phân tích bài thơ nh trăng” của Nguyễn Duy làm rõ nhận xét trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 26,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)