Đề ôn vào cấp 3(đề số 15)
Chia sẻ bởi Lê Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn vào cấp 3(đề số 15) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ôn thi cấp III-Đề số 15
Câu 1(1,5điểm) Hãy giải thích nghĩa của từ “xanh”trong những câu thơ sau đây? Trường hợp nào từ “xanh” được dùng với nghĩa gốc? Trường hợp nào từ “xanh” được dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ “xanh” (nếu có ) được gọi là gì?
a) Vào vườn hái quả cau “xanh”
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu.
(Ca dao)
b)Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi “xanh”.
(Chinh phụ ngâm)
c) “Xanh” kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
(Chinh phụ ngâm)
Câu2(1,5điểm)Chuỗi kết hợp từ ngữ sau đã là câu chưa? Vì sao? Hãy sửa lại.
a)Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong kì học vừa qua.
b) Trên nền trời xanh bóng như vừa được gột rửa.
c) Trong “Thu điếu” đã diễn tả thật thần tình cái cảnh sắc mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3(2điểm)Phân tích cái hay của các hình ảnh thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Câu 4(1điểm) Đọc đoạn trích sau:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
Trong đoạn trích, từ “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? ở đây nó có ý nghĩa gì?
Câu 5(5 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1(1,5điểm) Hãy giải thích nghĩa của từ “xanh”trong những câu thơ sau đây? Trường hợp nào từ “xanh” được dùng với nghĩa gốc? Trường hợp nào từ “xanh” được dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ “xanh” (nếu có ) được gọi là gì?
a) Vào vườn hái quả cau “xanh”
Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu.
(Ca dao)
b)Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi “xanh”.
(Chinh phụ ngâm)
c) “Xanh” kia thăm thẳm tầng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này.
(Chinh phụ ngâm)
Câu2(1,5điểm)Chuỗi kết hợp từ ngữ sau đã là câu chưa? Vì sao? Hãy sửa lại.
a)Những học sinh chăm ngoan, học giỏi trong kì học vừa qua.
b) Trên nền trời xanh bóng như vừa được gột rửa.
c) Trong “Thu điếu” đã diễn tả thật thần tình cái cảnh sắc mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 3(2điểm)Phân tích cái hay của các hình ảnh thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Câu 4(1điểm) Đọc đoạn trích sau:
Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa!
(Tố Hữu, Chào xuân 67)
Trong đoạn trích, từ “điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lý hay không? ở đây nó có ý nghĩa gì?
Câu 5(5 điểm)
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thu Hà
Dung lượng: 25,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)