Đề ôn thi vào 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Ảnh |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn thi vào 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề 30 :
Câu 1:
Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ?Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu sau đây :
a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn.
b. Đàn cò chở nắng qua sông
Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta
c.Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.
Câu 2 :
Nêu vắn tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 3:
Em hãy giải thích vì sao trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự . Theo em, liệu có một văn bản nghệ thuật nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
Câu 4:
Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định :
" Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư."
( Lê Ngọc Trà )
Gợi ý
Câu1 :
Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
- Có 4 thành phần biệt lập :
+Thành phần tình thái
+Thành phần cảm thán
+Thành phần gọi-đáp
+Thành phần phụ chú
-Thành phần biệt lập trong các câu:
a. Hình như : thành phần tình thái
b.Cò ơi : tp gọi-đáp
c. chao ôi : tp cảm thán
Câu 2:
a. Nội dung : Tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
b. Nghệ thuật : Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
(Ghi nhớ trong sách giáo khoa)
Câu 3:
Trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự .Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biếu đạt chính của văn bản đó.
Trong thực tế, khó có một tác phẩm văn học nào chỉ vận dụng một phươg thức biểu đạt duy nhất.
Câu 4 :
A. Yêu cầu chung :
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH).
- Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác.
- Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
B. Yêu cầu cụ thể :
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
1. Nội dung bài thơ :
- Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh.
- Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người.
2. Nghệ thuật bài thơ:
- Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng.
- Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt...). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ...) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa.
- Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời...), điệp cấu trúc (ngày ngày... đi, muốn làm ... muốn làm...) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. ...
3. Vấn đề lý luận văn học : - Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ.
- Tiếng nói của
Câu 1:
Thế nào là thành phần biệt lập ? Có những thành phần biệt lập nào ?Chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập trong các câu sau đây :
a. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn.
b. Đàn cò chở nắng qua sông
Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta
c.Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi.
Câu 2 :
Nêu vắn tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 3:
Em hãy giải thích vì sao trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự . Theo em, liệu có một văn bản nghệ thuật nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
Câu 4:
Phân tích bài thơ " Viếng lăng Bác " của nhà thơ Viễn Phương.Từ đó, nêu ý kiến của em về nhận định :
" Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư."
( Lê Ngọc Trà )
Gợi ý
Câu1 :
Thành phần biệt lập là bộ phận câu không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
- Có 4 thành phần biệt lập :
+Thành phần tình thái
+Thành phần cảm thán
+Thành phần gọi-đáp
+Thành phần phụ chú
-Thành phần biệt lập trong các câu:
a. Hình như : thành phần tình thái
b.Cò ơi : tp gọi-đáp
c. chao ôi : tp cảm thán
Câu 2:
a. Nội dung : Tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
b. Nghệ thuật : Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
(Ghi nhớ trong sách giáo khoa)
Câu 3:
Trong một văn bản có đủ các yéu tố tự sự, biểu cảm lập luận vẫn gọi là văn bản tự sự. Vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là tự sự .Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biếu đạt chính của văn bản đó.
Trong thực tế, khó có một tác phẩm văn học nào chỉ vận dụng một phươg thức biểu đạt duy nhất.
Câu 4 :
A. Yêu cầu chung :
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận, có kỹ năng phân tích nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn, kỹ năng gắn kết với kiến thức lý luận văn học (LLVH).
- Hiểu và đồng tình với những cảm xúc của nhà thơ lúc viếng lăng Bác.
- Có kiến thức cơ bản về một trong những đặc điểm của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là bộc lộ tâm tư, tình cảm của con người, của nhà văn.
- Diễn đạt trôi chảy.
B. Yêu cầu cụ thể :
Bài làm của học sinh có thể theo nhiều cách, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau :
1. Nội dung bài thơ :
- Niềm xúc động thiêng liêng chân thành của tác giả khi từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Lòng biết ơn, niềm tự hào, sự tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc Hồ Chí Minh.
- Nỗi đau xót và ước muốn tha thiết gắn bó với Người.
2. Nghệ thuật bài thơ:
- Thể thơ, nhịp điệu: Câu thơ 7 chữ, có lúc kéo dài 8,9 chữ, nhịp điệu dàn trãi, chậm rãi mà có sức vang ngân, thể hiện cảm xúc chính của bài thơ là trang trọng và trầm lắng.
- Từ ngữ, hình ảnh : Từ ngữ chọn lọc song giản dị, tạo không khí ấm áp thân thương (con, thương trào nước mắt...). Hình ảnh ẩn dụ ( tre Việt Nam, mặt trời, trời xanh ...) giàu ý nghĩa, gợi liên tưởng sâu xa.
- Thủ pháp điệp từ ngữ (hàng tre, mặt trời...), điệp cấu trúc (ngày ngày... đi, muốn làm ... muốn làm...) tạo những nốt nhấn , khoảng nhấn trong cảm nhận và cảm xúc của người đọc. ...
3. Vấn đề lý luận văn học : - Nghệ thuật là lĩnh vực sáng tạo phản ánh hiện thực, trong đó có sự phản ánh tâm tư, tình cảm của con Người, của người nghệ sĩ.
- Tiếng nói của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ảnh
Dung lượng: 76,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)