Đề ôn thi HSG Ngữ Văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn thi HSG Ngữ Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
I. Một số đề kiểm tra:
ĐỀ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về câu nói của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong trái tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi.
Câu 2: (4,0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn Kiều ớ lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.”
Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: (4,0 điểm)
a) Chép đúng khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
b) Suy nghĩ của em về hình ảnh “một trái tim” trong khổ thơ đó. (Trình bày khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có bài thơ tả cái chuồng chim như sau:
“Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Khi thì bay bổng lúc bay khơi;
Về sau nó đẻ ra con cháu,
Nướng chả băm viên đánh chén chơi!”
Phân tích sự thành công về nghệ thuật của bài thơ trên. Chú ý về cách dùng từ của tác giả.
Câu 4: (12,0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề của hai văn bản “Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐỀ 3
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho bài thơ sau:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục từ, lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài người Lữ Thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(“Chiều hôm nhớ nhà” – Bà huyện Thanh Quan)
Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Kết thúc “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cho rằng:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Dựa vào tác phẩm “Truyện Kiều” để khẳng định ý kiến của mình.
ĐỀ 4
Câu 1: (6,0 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Hãy phát biểu ý kiến của em qua đoạn thơ trên (Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Trong khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Theo em, tại sao tác giả bài thơ lại “giật mình” trước “ánh trăng im phăng phắc”? Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Câu 3: (10,0 điểm)
“Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
ĐỀ 5
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(“Đồng Chí” – Chính Hữu)
Nêu suy nghĩ của em về hai hình tượng “ánh sao – đầu súng” và “đầu súng – trăng treo” ở mỗi đoạn thơ trên. Theo em, hình tượng ở mỗi
ĐỀ 1
Câu 1: (4,0 điểm)
Em có suy nghĩ gì về câu nói của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong trái tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”. Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi.
Câu 2: (4,0 điểm)
Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
(“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh)
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Đoạn Kiều ớ lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du) là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.”
Ý kiến của em như thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm rõ ý kiến trên.
ĐỀ 2
Câu 1: (4,0 điểm)
a) Chép đúng khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
b) Suy nghĩ của em về hình ảnh “một trái tim” trong khổ thơ đó. (Trình bày khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có bài thơ tả cái chuồng chim như sau:
“Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Khi thì bay bổng lúc bay khơi;
Về sau nó đẻ ra con cháu,
Nướng chả băm viên đánh chén chơi!”
Phân tích sự thành công về nghệ thuật của bài thơ trên. Chú ý về cách dùng từ của tác giả.
Câu 4: (12,0 điểm)
Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về chủ đề của hai văn bản “Một mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐỀ 3
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho bài thơ sau:
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn
Gác mái ngư ông về viễn phố
Gõ sừng mục từ, lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Kẻ chốn Chương Đài người Lữ Thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
(“Chiều hôm nhớ nhà” – Bà huyện Thanh Quan)
Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ trên.
Câu 2: (14,0 điểm)
Kết thúc “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cho rằng:
“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.”
Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Dựa vào tác phẩm “Truyện Kiều” để khẳng định ý kiến của mình.
ĐỀ 4
Câu 1: (6,0 điểm)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Hãy phát biểu ý kiến của em qua đoạn thơ trên (Viết bài văn khoảng 01 trang giấy thi)
Câu 2: (4,0 điểm)
Trong khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Theo em, tại sao tác giả bài thơ lại “giật mình” trước “ánh trăng im phăng phắc”? Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.
Câu 3: (10,0 điểm)
“Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) là hai bài thơ tiêu biểu về đề tài người lính cách mạng trong hai thời kì chống Pháp và chống Mĩ. So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở hai bài thơ này.
ĐỀ 5
Câu 1: (6,0 điểm)
Cho hai đoạn thơ sau:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.”
(“Việt Bắc” – Tố Hữu)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(“Đồng Chí” – Chính Hữu)
Nêu suy nghĩ của em về hai hình tượng “ánh sao – đầu súng” và “đầu súng – trăng treo” ở mỗi đoạn thơ trên. Theo em, hình tượng ở mỗi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 73,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)