ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HK I
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Lâm |
Ngày 14/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ÔN TẬP VẬT LÝ 8 HK I thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP VẬT LÝ 8 THI KIỂM TRA HK I Thầy Nguyễn Hoàng Lâm
Cellphone: 01666.349473
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM:
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.
- Một vật có thể được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác, ta nói chuyển động và đứng yên của vật có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Có thể chọn bất kỳ vật nào làm mốc cũng được nhưng thường ta chọn trái đất hay những vật gắn liền với trái đất làm mốc.
- Các quỹ đạo chuyển động bao gồm: quỹ đạo thẳng, quỹ đạo cong, quỹ đạo tròn hay phối hợp các quỹ đạo để trở thành một quỹ đạo phức tạp.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÁP DỤNG:
1.Có hai người A và B ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, một người soát vé C đang đi lại trên xe. Ở bên đường có một người D đang đứng chờ xe tới. Hỏi:
a/ So với người nào thì người A là chuyển động? là đứng yên?
b/ So với người D thì người C là chuyển động hay đứng yên?
c/ So với người nào thì người B là đứng yên?
2. Một chiếc thuyền máy được thả trôi theo dòng sông. Hãy chọn mốc thích hợp để thuyền máy là:
a/ Chuyển động
b/ Đứng yên
3.Một người đi xe đạp trên một đường thẳng, hãy cho biết chi tiết nào của xe đạp chuyển động thẳng, chi tiết nào chuyển động tròn, chi tiết nào chuyển động cong? Các chuyển động ấy so với những vật mốc nào?
4. Câu nói sau đây đúng hay sai, nếu sai hãy sửa cho đúng: Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
5. Chọn câu đúng:
a/ Chuyển động tròn là chuyển động cong
b/ Chuyển động cong là chuyển động tròn
c/ Hai vật cùng chuyển động so với vật thứ ba thì hai vật ấy đứng yên đối với nhau.
d/ Hai vật cùng đứng yên so với vật thứ ba thì hai vật ấy chuyển động đối với nhau.
6. Một người đứng trên một chiếc xe đang chuyển động đều, ném lên theo phương thẳng đứng một quả bóng, sau khi đạt đến độ cao cực đại, bóng lại bắt đầu rơi xuống. Nhận định nào đúng:
a/ C/đ của bóng là c/đ thẳng
b/ C/đ của bóng là c/đ cong
c/ Tuỳ theo hệ quy chiếu mà ta chọn, nếu chọn vật mốc là xe thì c/đ của bóng là c/đ thẳng. Nếu chọn vật mốc là mặt đất thì c/đ của bóng là c/đ cong.
d/ Không xác định được quỹ đạo.
BÀI 2: VẬN TỐC
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM:
- Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính vận tốc: .Trong đó s: quãng đường đi được ( đơn vị km hay m ), t: thời gian đi được ( đơn vị giờ hay giây ) . Nên đơn vị vận tốc là km/h hay m/s
- Công thức đổi đơn vị từ km/h m/s : km/h m/s. Ví dụ: 18 km/h = 5 m/s ( )
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:
1. Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng chuyển động về địa điểm C. Biết AC = 108 km; BC = 60 km, xe khởi hành từ A đi với vận tốc 45 km/h. Muốn hai xe đến C cùng một lúc, xe khởi hành từ B phải chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?
2. Hai xe cùng khởi hành lúc 6 giờ từ hai địa điểm A và B cách nhau 240 km. Xe thứ nhất đi từ A về phía B với vận tốc v1 = 48 km/h. Xe thứ hai đi từ B với vận tốc v2 = 32 km/h theo hướng ngược với xe thứ nhất. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
3. Lúc 7 giờ, hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 24 km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 42 km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 36 km/h.
a/ Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 45 phút kể từ lúc xuất phát.
b/ Hai xe có gặp nhau không? Nếu
Cellphone: 01666.349473
BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM:
- Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác.
- Một vật có thể được xem là chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên đối với vật khác, ta nói chuyển động và đứng yên của vật có tính tương đối, tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
- Có thể chọn bất kỳ vật nào làm mốc cũng được nhưng thường ta chọn trái đất hay những vật gắn liền với trái đất làm mốc.
- Các quỹ đạo chuyển động bao gồm: quỹ đạo thẳng, quỹ đạo cong, quỹ đạo tròn hay phối hợp các quỹ đạo để trở thành một quỹ đạo phức tạp.
B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÁP DỤNG:
1.Có hai người A và B ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, một người soát vé C đang đi lại trên xe. Ở bên đường có một người D đang đứng chờ xe tới. Hỏi:
a/ So với người nào thì người A là chuyển động? là đứng yên?
b/ So với người D thì người C là chuyển động hay đứng yên?
c/ So với người nào thì người B là đứng yên?
2. Một chiếc thuyền máy được thả trôi theo dòng sông. Hãy chọn mốc thích hợp để thuyền máy là:
a/ Chuyển động
b/ Đứng yên
3.Một người đi xe đạp trên một đường thẳng, hãy cho biết chi tiết nào của xe đạp chuyển động thẳng, chi tiết nào chuyển động tròn, chi tiết nào chuyển động cong? Các chuyển động ấy so với những vật mốc nào?
4. Câu nói sau đây đúng hay sai, nếu sai hãy sửa cho đúng: Chuyển động là sự thay đổi khoảng cách giữa vật này so với vật khác được chọn làm mốc.
5. Chọn câu đúng:
a/ Chuyển động tròn là chuyển động cong
b/ Chuyển động cong là chuyển động tròn
c/ Hai vật cùng chuyển động so với vật thứ ba thì hai vật ấy đứng yên đối với nhau.
d/ Hai vật cùng đứng yên so với vật thứ ba thì hai vật ấy chuyển động đối với nhau.
6. Một người đứng trên một chiếc xe đang chuyển động đều, ném lên theo phương thẳng đứng một quả bóng, sau khi đạt đến độ cao cực đại, bóng lại bắt đầu rơi xuống. Nhận định nào đúng:
a/ C/đ của bóng là c/đ thẳng
b/ C/đ của bóng là c/đ cong
c/ Tuỳ theo hệ quy chiếu mà ta chọn, nếu chọn vật mốc là xe thì c/đ của bóng là c/đ thẳng. Nếu chọn vật mốc là mặt đất thì c/đ của bóng là c/đ cong.
d/ Không xác định được quỹ đạo.
BÀI 2: VẬN TỐC
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM:
- Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính vận tốc: .Trong đó s: quãng đường đi được ( đơn vị km hay m ), t: thời gian đi được ( đơn vị giờ hay giây ) . Nên đơn vị vận tốc là km/h hay m/s
- Công thức đổi đơn vị từ km/h m/s : km/h m/s. Ví dụ: 18 km/h = 5 m/s ( )
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG:
1. Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai địa điểm A và B, cùng chuyển động về địa điểm C. Biết AC = 108 km; BC = 60 km, xe khởi hành từ A đi với vận tốc 45 km/h. Muốn hai xe đến C cùng một lúc, xe khởi hành từ B phải chuyển động với vận tốc là bao nhiêu?
2. Hai xe cùng khởi hành lúc 6 giờ từ hai địa điểm A và B cách nhau 240 km. Xe thứ nhất đi từ A về phía B với vận tốc v1 = 48 km/h. Xe thứ hai đi từ B với vận tốc v2 = 32 km/h theo hướng ngược với xe thứ nhất. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
3. Lúc 7 giờ, hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 24 km, chúng chuyển động thẳng đều và cùng chiều từ A đến B. Xe thứ nhất khởi hành từ A với vận tốc 42 km/h, xe thứ hai khởi hành từ B với vận tốc 36 km/h.
a/ Tìm khoảng cách giữa hai xe sau 45 phút kể từ lúc xuất phát.
b/ Hai xe có gặp nhau không? Nếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Lâm
Dung lượng: 64,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)