Đề ôn tập văn bản 9 kì I

Chia sẻ bởi Trần Thị Trang | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề ôn tập văn bản 9 kì I thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 9
Phần văn bản
Văn bản 1: Chuyện người con gái nam Xương – Nguyễn Dữ
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và hoàn cảnh sáng tác của văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 2: Phân tích vai trò, ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 3: Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của các chi tiết hoang đường kỳ ảo trong câu chuyện.
Câu 4: Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn sau:
“ Nay đã bình rơi, trâm gãy… lên núi vọng phu kia nữa ”
“ Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu…chịu khắp mọi người phỉ nhổ”
Văn bản 2: Truyện Kiều – Nguyễn Du
Câu 1: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
Câu 2: Tóm tắt “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Câu 3: Cho biết vị trí xuất xứ của các đoạn trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 4: Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của các đoạn thơ sau:
Ngày xuân con én đưa thoi … Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Vân xem trang trọng khác vời … Mây thua nươc tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà … Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng … Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Thanh minh trong tiết tháng ba … chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Câu 5: Tại sao “Truyện Kiều được viết bằng những câu thơ lục bát mà vẫn được xem là tác phẩm truyện?
Câu 6: Tại sao “Truyện Kiều” lấy cốt truyện từ tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài nhân ở Trung Quốc mà lại đươch coi là tác phẩm văn học Việt Nam.
Văn bản 3: Đồng chí – Chính Hữu
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ “Đồng chí” - Chính Hữu.
Câu 2: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày … Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đên nay rừng hoanmg sương muối … Đầu súng trăng treo.
Áo anh rác vai … Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Văn bản 4: Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật.
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của tác phẩm “ bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Câu 2: Cho biết ý nghĩa nhan đê của bài thơ.
Câu 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Câu 4: Cảm nhận của em về những nét chung và riêng của anh bộ đội cụ hồ qua bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu); ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ (Phạm Tiến Duật).
Văn bản 5: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Huy Cận.
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Câu 3: Cẩm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa … Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Thuyền ta lái gió với buồm trăng … Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Câu hát căng buồm vơi gió khơi … Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Văn bản 6: Bếp lửa
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ.
Câu 2: Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm … Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen … Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng,.
Văn bản 7: Ánh trăng – Nguyễn Duy.
Câu 1: Qua bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả lại dòng cảm nghĩ của Nguyễn Duy thành một bài tâm sự ngắn.
Câu 1: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Ngử mặt lên nhìn mặt … như là sông là rừng.
Trăng cứ tròn vành vạnh … đủ cho ta giật mình.
Văn bản 8: Làng – Kim Lân:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của truyện ngắn Làng.
Câu 2: Tại sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là Làng mà không phải là Làng chợ Dầu?
Câu 3: Cho biết tình huống và ý nghĩa của tình huống trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
- Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Trang
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)