đề ôn tập thi HK I Sinh học 7

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan | Ngày 15/10/2018 | 92

Chia sẻ tài liệu: đề ôn tập thi HK I Sinh học 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Sinh học 7
Thời gian: 45 phút
(Không tính thời gian phát đề)
Câu1: (1 điểm)
Hãy nên vai trò của động vật nguyên sinh?
Câu 2: (2 điểm)
Trình bày vòng đời của sán lá gan?
Câu 3: (2 điểm)
Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?
Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Câu 4: ( 2 điểm )
Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm?
Câu 5: (1,5 điểm)
Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Giun tròn là nhóm động vật có tiết diện ngang cơ thể tròn, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức và ống tiêu hóa phân hóa. Chúng sống trong nước, đất ẩm và kí sinh ở những cơ quan khác nhau của vật chủ như: ruột non, tá tràng, ruột già, mạch bạch huyết, túi mật, rễ lúa....). Chúng gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau. Ví dụ như Giun đũa, giun kim, giun chỉ, giun móc câu...
Giun tròn thường kí sinh ở đâu?
Để phòng tránh những bệnh do giun tròn cần có biện pháp gì?
Câu 6: ( 1,5 điểm )
Chú thích hình vẽ:





---- HẾT ---
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm

1
* Mặt lợi:
- Là thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ.
- Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
- Có ý nghĩa về mặt đại chất.
* Mặt hại:
- Gây bệnh cho người và động vật.

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ

2
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng ( khoảng 4000 trứng mỗi ngày ). Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cưng, trở thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

3
Khi gặp nguy hiểm, trai co chân, khép vỏ để bảo vệ phần mềm bên trong.
Nhờ vỏ cứng rắn và có 2 cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không thể bửa vỏ ra để ăn phần mềm cơ thể trai.
Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trường nước.
0,5 đ

0,5 đ

1 đ

4
Vì chúng có đặc điểm giống nhau:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
- Có hệ tiêu hóa phân hóa.
- Có khoang áo phát triển.
- Có cơ quan di chuyển đơn giản.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ

5
Giun tròn thường kí sinh ở những bộ phận giàu chất dinh dưỡng như : ruột non, tá tràng, túi mật....
Cách phòng chống:
Ăn chín, uống sôi.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Xổ giun 6 tháng / lần
Không vứt rác bừa bãi..

0,5 đ

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ


6
Kìm
Chân xúc giác
Chân bò
Khe thở
Lỗ sinh dục
Núm tuyến tơ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 75,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)