Đề ôn luyện thi vào 10 môn văn (đề 6)
Chia sẻ bởi Đỗ Ngọc Đăng |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn luyện thi vào 10 môn văn (đề 6) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề thi thử vào 10 THPT, năm học 2014-2015 - Dạng đề của thành phố Hà Nội - Ra đề theo admin Học văn lớp 9. Phần I: ( 6.0 điểm ): 1. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần thiết phải dùng từ "Bài thơ" trong nhan đề của tác phẩm hay không? Vì sao? 2. Chép lại chính xác khổ thơ cuối của bài thơ trên. 3. Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu cuối cùng của bài thơ. 4. Cho câu văn: " Khổ thơ cuối của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe Trường Sơn". Hãy viết tiếp một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp triển khai nội dung trên, có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu bị động. Gạch chân và ghi rõ lời dẫn trực tiếp, câu bị động. Phần II: ( 4.0 điểm ):Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính….. cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra lao! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả!” ( Kim Lân, Làng) a. Cùng nói với ông chủ nhà, vậy mà ông Hai vừa mới xưng “tôi” rồi ngay sau đó lại xưng “em”. Vì sao vậy? b. Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? c. Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một người nông dân có tình yêu làng, yêu nước vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Từ tình cảm đó ở nhân vật, em có suy nghĩ gì về LÒNG YÊU NƯỚC của thế hệ trẻ hiện nay.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Ngọc Đăng
Dung lượng: 22,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)