Đề ôn luyện thi vào 10 môn văn (đề 2)
Chia sẻ bởi Đỗ Ngọc Đăng |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn luyện thi vào 10 môn văn (đề 2) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - ĐỀ SỐ 3 ( Dạng đề thành phố Hà Nội ) Phần I: 5 điểm: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương có đoạn: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. 1. Hãy giải thích ý nghĩa của từ “mặt trời” được sử dụng trong đoạn thơ trên? 2. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một thi phẩm của mình cũng đã sử dụng rất thành công hình ảnh mặt trời thực đi sóng đôi với hình ảnh ẩn dụ. Hãy chép chính xác hai câu thơ đó, nói rõ tên tác phẩm và cho biết nội dung hai câu thơ vừa chép? 3. Trình bày cảm nhận của em về hiệu quả của việc sử dụng hình ảnh thơ ẩn dụ sóng đôi trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày theo cách lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp trong đó có dùng phép nối và thành phần cảm thán( gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép nối và thành phần cảm thán) Phần II: 5 điểm: “Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn”. ( Lê Minh Khuê, “Những ngôi sao xa xôi”) 1. Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào? 2. Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn. 3. Viết đoạn văn khoảng 15 câu giới thiệu vẻ đẹp chung của các cô gái tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. => Gợi ý: 1. - “Mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài. - “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ - Bác Hồ. 2. - Chép chính xác hai câu thơ và ghi tên tác phẩm: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. ( “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm ) - Nội dung hai câu thơ: Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời tỏa nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ. 3. Cảm nhận. Phần II: 1. Đoạn văn tả tâm trạng Phương Định khi ở trong hang trực điện thoại, còn ngoài cao điểm, cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cao xạ với máy bay Mĩ đang diễn ra ác liệt. 2. Đoạn văn có cách đặt câu rất lạ: - Câu đặc biệt: “Lại một trận bom”. - Những câu đơn ngắn. - Những câu được tách ra từ một câu: “Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi”. => Cách đặt câu như vậy có tác dụng diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh cũng như tâm trạng nhân vật. 3. Viết đoạn văn giới thiệu vẻ đẹp chung của ba cô gái. - Hoàn cảnh sống và chiến đấu. - Vẻ đẹp chung của ba cô gái: + Có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp. + Có lòng dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh. + Có tâm hồn nhạy cảm, lạc quan, yêu đời. + Có tình đồng đội gắn bó, thắm thiết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Ngọc Đăng
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)