Đề ôn luyện HSG Tiếng việt 4
Chia sẻ bởi Trần Mai Hiên |
Ngày 09/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề ôn luyện HSG Tiếng việt 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
BÀI KIỂM TRA SỐ 2:
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 70 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM: (10 điểm)
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. cần cù B. học hỏi C. hùng dũng D. thúng mủng
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?
A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn
Câu 5: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Câu 6: Từ nào không phải là từ láy?
A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ
Câu 7: Từ nào viết đúng chính tả?
A. trong chẻo B. chống trải C. chơ vơ D. chở về
Câu 8: Từ nào là từ ghép?
A. mong ngóng B. bâng khuâng C. ồn ào D. cuống quýt
Câu 9: Từ nào là từ ghép phân loại?
A. học tập B. học đòi C. học hành D. học hỏi
Câu 10: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. chăm chỉ B. siêng năng C. chuyên cần D. ngoan ngoãn
Phần II: BÀI TẬP (10 điểm)
Câu 1:(1,5 đ) Em hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau:
“Chim hót rung rinh cành khế
Hoa rơi tím cả cầu ao
Mấy chú rô con ngơ ngác
Tưởng trời đang đổ mưa sao” (Trần Đăng Khoa)
Danh từ:
Động từ:
Tính từ:
Câu 2: (1đ) +Tìm chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau:
-Trên đỉnh cột cao chót vót, lá cờ đang phần phật tung bay.
- Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôn.
Câu 3: (1đ) Chọn dấu câu thích hợp có thể điền vào các ô trống ở câu sau và nói rõ tác dụng của từng dấu câu mà em vừa điền.
Dứt tiếng hô (( Phóng (( của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
Câu 3: (1,5 đ) Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 4: (5 đ) Em đã đọc và nghe truyện " Rùa và Thỏ". Em hãy đóng vai nhân vật Thỏ kể lại cuộc thi chạy với Rùa và ghi lại cảm nghĩ khi bị thua Rùa.
Cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương với các hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mát….(0,5đ). Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi tên một con người. Những luỹ tre rũ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành: bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm (1,5đ).
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài: 70 phút)
Phần I: TRẮC NGHIỆM: (10 điểm)
Câu 1: Từ nào viết sai chính tả?
A. gồ ghề B. ngượng ngịu C. kèm cặp D. kim cương
Câu 2: Từ nào không phải là từ ghép?
A. cần cù B. học hỏi C. hùng dũng D. thúng mủng
Câu 3: Từ nào không phải là danh từ?
A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ
Câu 4: Từ nào khác nghĩa các từ còn lại?
A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang sơn
Câu 5: (1/2đ) Dòng nào đã có thể thành câu?
A. Mặt nước loang loáng B. Con đê in một vệt ngang trời đó
C. Trên mặt nước loang loáng D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành
Câu 6: Từ nào không phải là từ láy?
A. quanh co B. đi đứng C. ao ước D. chăm chỉ
Câu 7: Từ nào viết đúng chính tả?
A. trong chẻo B. chống trải C. chơ vơ D. chở về
Câu 8: Từ nào là từ ghép?
A. mong ngóng B. bâng khuâng C. ồn ào D. cuống quýt
Câu 9: Từ nào là từ ghép phân loại?
A. học tập B. học đòi C. học hành D. học hỏi
Câu 10: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
A. chăm chỉ B. siêng năng C. chuyên cần D. ngoan ngoãn
Phần II: BÀI TẬP (10 điểm)
Câu 1:(1,5 đ) Em hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau:
“Chim hót rung rinh cành khế
Hoa rơi tím cả cầu ao
Mấy chú rô con ngơ ngác
Tưởng trời đang đổ mưa sao” (Trần Đăng Khoa)
Danh từ:
Động từ:
Tính từ:
Câu 2: (1đ) +Tìm chủ ngữ , vị ngữ trong câu sau:
-Trên đỉnh cột cao chót vót, lá cờ đang phần phật tung bay.
- Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái tôn.
Câu 3: (1đ) Chọn dấu câu thích hợp có thể điền vào các ô trống ở câu sau và nói rõ tác dụng của từng dấu câu mà em vừa điền.
Dứt tiếng hô (( Phóng (( của mẹ, cá chuồn con bay vút lên như một mũi tên.
Câu 3: (1,5 đ) Trong bài “Bè xuôi sông La” (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Vũ Duy Thông có viết:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 4: (5 đ) Em đã đọc và nghe truyện " Rùa và Thỏ". Em hãy đóng vai nhân vật Thỏ kể lại cuộc thi chạy với Rùa và ghi lại cảm nghĩ khi bị thua Rùa.
Cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương với các hình ảnh: trong veo, bờ tre xanh im mát….(0,5đ). Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi tên một con người. Những luỹ tre rũ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hoá thành: bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi. Cách so sánh dòng sông La trong veo như ánh mắt làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm (1,5đ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Mai Hiên
Dung lượng: 64,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)