Đề Ôn kiểm tra 45' Vật Lí 8 Chuẩn

Chia sẻ bởi Yuna Ngok | Ngày 14/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề Ôn kiểm tra 45' Vật Lí 8 Chuẩn thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÍ 8

1. Công cơ học
- Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
- Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: + Lực tác dụng vào vật (F)
+ Quãng đường vật dịch chuyển (S)
- Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là: A = F.s (đơn vị của A: Nm hoặc J (jun); đơn vị của F: N(niutơn); đơn vị của S là: m).
1J = 1N.1m = 1Nm
2. Định luật về công
* Định luật về công : Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
- Dùng ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực lại thiệt 2 lần về đường đi. ( F = ½ P ; S = 2.h ).
3. Công suất
- Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
- Công thức tính công suất P =  trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó.
- Đơn vị công suất là oát, kí hiêu là W.
1W = 1 J/s (jun trên giây)
1 kW (kilôoát) = 1000 W
1 MW (mêgaoát) = 1.000.000 W
4. Cơ năng
- Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. Cơ năng có 2 dạng:
+ Động năng: Là cơ năng của do chuyển động mà có. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Thế năng:
• Thế năng trọng trường (hấp dẫn): là Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
• Thế năng đàn hồi: Là Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Độ biến dạng của vật càng lớn thì thế năng đàn hồi càng lớn.
Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.
5. Các chất được cấu tạo như thế nào ?
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
- Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách.
6. Các nguyên tử phân tử chuyển động hay đứng yên ?
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
7. Nhiệt năng
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
+ Thực thiện công. ( vd: cọ xát miếng đồng lên mặt bàn ( miếng đồng nóng lên. )
+ Truyền nhiệt. ( vd: thả miếng đồng nung nóng vào cốc nước lạnh, cốc nước nóng lên, miếng đồng lạnh đi. Miếng đồng đã truyền cho cốc nước một nhiệt lượng. )
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
- Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J). Kí hiệu là : Q
8. Dẫn nhiệt
- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn.
- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắng, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
- Chất lỏng và chất kí dẫn nhiệt kém.
9. Đối lưu – Bức xạ nhiệt
-Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí -Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không
* Có 3 cách truyền nhiệt : dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt .
* So sánh:  Giống: Đều là truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng 1 vật hoặc từ vật này sang vậy khác. Khác:
- Dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất rắn.
- Đối lưu chủ yếu xảy ra ở chất khi và lỏng.
- Bức xạ nhiệt xảy ra trong cả chân không.
* Một số bài tập cơ bản và giải bài tập:

1. Tại sao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Yuna Ngok
Dung lượng: 55,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)