ĐỀ NGỮ VĂN THI HSG 2009

Chia sẻ bởi Hồ Lộc | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ NGỮ VĂN THI HSG 2009 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG HUYỆN CẤP THCS NĂM HỌC 2008 – 2009
PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Ngữ Văn 9
******** -----------oOo-----------
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể thời gian giao đề )


Câu 1: ( 3.0 điểm )
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn sau :
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền
( Phạm Tiến Duật -
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây )

Câu 2: (7.0 điểm )
Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương” (trích “Truyền kì mạn lục”) của Nguyễn Dữ.

Câu3: (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh tâm tình đầy xúc động.
Ý kiến của em thế nào? Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ.



Họ và tên thí sinh :……………………………………………………………………..SBD :…………………
Chữ ký giám thị 1 Chữ ký giám thị 2















UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN BẬC THCS NĂM HỌC 2008 – 2009
PHÒNG GIÁO DUCÏ Môn thi : Ngữ Văn 9
******** -----------oOo-----------
HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM

Câu 1: ( 3.0 điểm )
-Hs ra phép so sánh tu từ (1.0 điểm).
-Hs nêu được tác dụng và phân tích được nét nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ: Bằng nghệ thuật so sánh tu từ độc đáo nhà thơ đã diễn tả hai phía của dãy Trường Sơn cũng như hai con người ( anh và em ), hai miền đất ( Nam và Bắc ), hai hướng ( Đông và Tây ) của một dải rừng, luôn gắn bó keo sơn không gì có thể chia cắt được. (2 điểm).

Câu 2: (7.0 điểm)
*Yêu cầu về nội dung: (6.0 điểm)
Hs làm bài cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1./ Giá trị hiện thực: (3.0 điểm)
a. Hoàn cảnh một gia đình trong xã hội phong kiến: (1.5 điểm)
- Có một người phụ nữ tên là Vũ Thị Thiết ở huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. Vốn là một người vợ đoan chính, nàng vẫn giữ lòng chung thủy với chồng, tận tụy chăm sóc mẹ chồng cho đến khi mẹ chồng lâm chung, nuôi dạy con suốt thời gian chồng phải đi lính phương xa. (0,5 điểm)
- Khi trở về, do sự nghi ngờ ghen tuông, người chồng lại cho rằng nàng không chung thủy. Đau khổ tột cùng vì không thể phân giải oan tình, nàng trầm mình ở sông Hoàng Giang. Cảm động vì lòng trung thực của nàng, vợ vua biển là Linh Phi cứu nàng và cho ở lại Long Cung. (0,5 điểm)
- Sau đó, người chồng biết vợ bị oan nên hối hận và lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện lên nhưng rồi trở lại Long Cung. (0,5 điểm)
b. Hành động tự trầm mình của nàng Vũ đã phản ánh một thực trạng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Họ bị trói buộc trong khuôn khổ khe khắt của lễ giáo, đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. (1.5 điểm)
Đó cũng là giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm. Đằng sau nỗi oan tình của người thiếu phụ Nam Xương, còn bao nhiêu oan khiêm, uất hận mà những người phụ nữ khác phải gánh chịu do sự áp bức của xã hội phong kiến ngày xưa. Một nàng Kiều trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, một nàng cung nữ trong Cung oán ngân khúc của Nguyễn Gia Thiều, những người phụ nữ lỡ duyên tình trong thơ Hồ Xuân Hương . . .
2./ Giá trị nhân đạo: (3.0 điểm)
a. Ca ngợi nhân phẩm cao quý của người phụ nữ: (1.5 điểm)
- Đó là lòng sắt son, chung thủy với chồng, cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, Vũ Nương luôn luôn mong đợi chồng về trong nỗi cô đơn mòn mõi: Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được dâng ngập trong lòng nàng. (1.0 điểm)
- Đó là sự hiếu kính, tận tụy chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng qua đời, nàng hết lòng thương xót . . . lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình. (0.5 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Lộc
Dung lượng: 11,35KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)