Đề Ngữ văn lớp 10 TP
Chia sẻ bởi Trần Cảnh Huy |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đề Ngữ văn lớp 10 TP thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề Ngữ văn lớp 10 TP.HCM thú vị hơn Hà Nội?
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM gồm 4 câu, trong đó có yêu cầu HS viết về quê hương. Còn đề thi của Hà Nội chỉ có 2 phần, có tính "đăng đối" và bám sát tác phẩm. Thời gian dành cho cả 2 đề đều trong 120 phút.
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM (sáng nay, 24/6) được một số thí sinh phản ánh là "khó hiểu". Phó Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định cho rằng đề ra hơi khó để phân loại học sinh. Trong khi đó, với đề thi của Hà Nội, các thí sinh "quan sát thấy nhiều bạn làm được bài".
/
Sau buổi thi tại Hội đồng thi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: An Bang
Đề thi môn Ngữ văn ở TP.HCM gồm 4 câu, trong đó có 2 câu 1 điểm. Hai câu này yêu cầu học sinh giải thích nhan đề hai tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí", "Đoạn trường tân thanh" và ý nghĩa các thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt", "nói như đấm vào tai".
Câu "ăn điểm" nhiều nhất (5 điểm), yêu cầu học sinh viết về phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Một câu hỏi được đánh giá là "sát đời sống" và "tạo đất cho HS tỏ bày cảm xúc" được tính 3 điểm với yêu cầu viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Thí sinh Võ Thị Diệu Hiền ở Hội đồng thi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa than thở: “Đề so với em là hơi khó, đọc khó hiểu, chưa từng gặp bao giờ. Câu 1 em phải bỏ vì không biết giải thích thế nào.”
Tại Hội đồng thi này, thí sinh ra khỏi phòng thi khá muộn và nhiều thí sinh chung một nhận định "đề khó hiểu" như Hiền.
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong là một trong những trường có điểm đầu vào lớp 10 các năm đều cao tại TP.HCM nên khi thi xong nhiều thí sinh lo lắng.
Môn Ngữ văn được coi là “xương” đối với thí sinh nam nên nhiều bạn cũng thấy khó khăn trong môn thi đầu tiên.
Thí sinh Nguyễn Văn Hùng (Trường THCS Tam Bình) cho hay, đề không khó lắm "nhưng có câu số 3 là em cảm thấy khó nhất vì viết về quê hương mà em thì đã xa quê từ nhỏ nên cũng không có nhiều cảm nhận và làm bài không được hay. "
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đề thi đã được chọn từ ngân hàng đề thi và đã được thẩm định nên không thể có chuyện "nằm ngoài chương trình".
“Đề ra hơi khó để dễ phân loại học sinh. Theo ước tính học sinh được 10/10 điểm là không quá 10%. Nếu nói là đề chưa gặp bao giờ là do học tủ, mà học tủ là một điều rất nguy hiểm” - ông Ngai nói.
/
Gọi vào phòng thi tại Hội đồng coi thi Trường THCS Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, HN. Ảnh: Bảo Anh
Trong khi đó, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn của Hà Nội có tính "đăng đối hơn" với 2 phần, mỗi phần có 3 yêu cầu nhỏ. Mức điểm cho mỗi phần là 4 - 6. Cả 2 phần đều lấy dữ liệu là các tác phẩm văn học - một truyện ngắn (Lặng lẽ Sa Pa) và một bài thơ (Mùa xuân nho nhỏ). Trong mỗi phần, ngoài yêu cầu liên quan tới phân tích tác phẩm, nhân vật, đề thi này cũng "lồng ghép" kiểm tra kiến thức sử dụng Tiếng Việt của học sinh (phép nhân hóa, phép nối và một câu chứa thành phần tình thái...).
Thí sinh Bùi Việt Hà ở Hội đồng coi thi Trường THPT Việt Đức cho biết: đề thi ra vào 2 tác phẩm: Lặng lẽ Sapa và Mùa xuân nho nhỏ, đều nằm trong chương trình lớp 9. Dù coi thi nghiêm túc, không căng thẳng nhưng quan sát thấy nhiều bạn làm được bài.
/
Thí sinh xem gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn được bán ngoài cổng trường chiều 24/6. Ảnh: Phạm Hải
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội, TP.HCM (diễn ra hôm nay) và ở nhiều địa phương khác được đánh giá là "căng thẳng không kém gì thi ĐH".
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, trong buổi thi sáng nay, ở TP.HCM, có 45.994 thí sinh đến dự thi (vắng 175 thí sinh không có lý do).
Số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM gồm 4 câu, trong đó có yêu cầu HS viết về quê hương. Còn đề thi của Hà Nội chỉ có 2 phần, có tính "đăng đối" và bám sát tác phẩm. Thời gian dành cho cả 2 đề đều trong 120 phút.
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở TP.HCM (sáng nay, 24/6) được một số thí sinh phản ánh là "khó hiểu". Phó Giám đốc Sở GD-ĐT khẳng định cho rằng đề ra hơi khó để phân loại học sinh. Trong khi đó, với đề thi của Hà Nội, các thí sinh "quan sát thấy nhiều bạn làm được bài".
/
Sau buổi thi tại Hội đồng thi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: An Bang
Đề thi môn Ngữ văn ở TP.HCM gồm 4 câu, trong đó có 2 câu 1 điểm. Hai câu này yêu cầu học sinh giải thích nhan đề hai tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí", "Đoạn trường tân thanh" và ý nghĩa các thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt", "nói như đấm vào tai".
Câu "ăn điểm" nhiều nhất (5 điểm), yêu cầu học sinh viết về phẩm chất và số phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Một câu hỏi được đánh giá là "sát đời sống" và "tạo đất cho HS tỏ bày cảm xúc" được tính 3 điểm với yêu cầu viết văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) về chủ đề quê hương.
Thí sinh Võ Thị Diệu Hiền ở Hội đồng thi Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa than thở: “Đề so với em là hơi khó, đọc khó hiểu, chưa từng gặp bao giờ. Câu 1 em phải bỏ vì không biết giải thích thế nào.”
Tại Hội đồng thi này, thí sinh ra khỏi phòng thi khá muộn và nhiều thí sinh chung một nhận định "đề khó hiểu" như Hiền.
Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong là một trong những trường có điểm đầu vào lớp 10 các năm đều cao tại TP.HCM nên khi thi xong nhiều thí sinh lo lắng.
Môn Ngữ văn được coi là “xương” đối với thí sinh nam nên nhiều bạn cũng thấy khó khăn trong môn thi đầu tiên.
Thí sinh Nguyễn Văn Hùng (Trường THCS Tam Bình) cho hay, đề không khó lắm "nhưng có câu số 3 là em cảm thấy khó nhất vì viết về quê hương mà em thì đã xa quê từ nhỏ nên cũng không có nhiều cảm nhận và làm bài không được hay. "
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đề thi đã được chọn từ ngân hàng đề thi và đã được thẩm định nên không thể có chuyện "nằm ngoài chương trình".
“Đề ra hơi khó để dễ phân loại học sinh. Theo ước tính học sinh được 10/10 điểm là không quá 10%. Nếu nói là đề chưa gặp bao giờ là do học tủ, mà học tủ là một điều rất nguy hiểm” - ông Ngai nói.
/
Gọi vào phòng thi tại Hội đồng coi thi Trường THCS Vân Hồ, quận Hai Bà Trưng, HN. Ảnh: Bảo Anh
Trong khi đó, cấu trúc đề thi môn Ngữ văn của Hà Nội có tính "đăng đối hơn" với 2 phần, mỗi phần có 3 yêu cầu nhỏ. Mức điểm cho mỗi phần là 4 - 6. Cả 2 phần đều lấy dữ liệu là các tác phẩm văn học - một truyện ngắn (Lặng lẽ Sa Pa) và một bài thơ (Mùa xuân nho nhỏ). Trong mỗi phần, ngoài yêu cầu liên quan tới phân tích tác phẩm, nhân vật, đề thi này cũng "lồng ghép" kiểm tra kiến thức sử dụng Tiếng Việt của học sinh (phép nhân hóa, phép nối và một câu chứa thành phần tình thái...).
Thí sinh Bùi Việt Hà ở Hội đồng coi thi Trường THPT Việt Đức cho biết: đề thi ra vào 2 tác phẩm: Lặng lẽ Sapa và Mùa xuân nho nhỏ, đều nằm trong chương trình lớp 9. Dù coi thi nghiêm túc, không căng thẳng nhưng quan sát thấy nhiều bạn làm được bài.
/
Thí sinh xem gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn được bán ngoài cổng trường chiều 24/6. Ảnh: Phạm Hải
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập ở Hà Nội, TP.HCM (diễn ra hôm nay) và ở nhiều địa phương khác được đánh giá là "căng thẳng không kém gì thi ĐH".
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, trong buổi thi sáng nay, ở TP.HCM, có 45.994 thí sinh đến dự thi (vắng 175 thí sinh không có lý do).
Số thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cảnh Huy
Dung lượng: 115,17KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)