ĐỀ NGỮ VĂN 9 HKI 14-15
Chia sẻ bởi Trần Quốc Toản |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ NGỮ VĂN 9 HKI 14-15 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PGD& ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM ĐỀ THAM KHẢO THI KIỂM TRA HKI
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ NĂM HỌC 2014-2015
KHỐI 9-THỜI GIAN: 90PHÚT
I ) TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
" ... Ông Hai đi mãi đến tối sẫm mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết ... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em đi Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho mọi người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão..."
1) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Lặng lẽ Sa Pa B. Làng
C. Chiếc lược ngà D. Chuyện người con gái Nam Xương
2) Câu nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn?
A. Ông Hai chia quà cho các con.
B. Ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C. Ông Hai khoe với ông chủ nhà chuyện nhà mình bị đốt.
D.Ông Hai vui sướng chia quà cho con và khoe với mọi người tin làng mình không phải Việt gian.
3) Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Cải chính B. Rạng rỡ C. Lật đật D. Bỏm bẻm
4) Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau đây?
A. Rạng rỡ B. Bô bô C. Bỏm bẻm D. Hung hung
5) Câu nói của ông Hai " Toàn là sai sự mục đích cả! " đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
B .Phương châm về quan hệ D. Phương châm về cách thức
6) Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ?
A. Ông Hai B. Bác Thứ C. Ông chủ tịch D. Tác giả ( Người kể không xuất hiện)
II ) TẬP LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM )
Em hãy kể lại một lần về thăm quê.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
1) B 2) D 3) A 4) B 5) D 6) D
II ) TẬP LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM )
A ) Yêu cầu chung:
- Kiểu bài : Văn tự sự ( Kể lại chuyến về thăm quê )
- Có vận dung yếu tố miêu tả.
- Bài văn có cảm xúc suy nghĩ chân thành.
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
B ) Yêu cầu cụ thể:
1 ) Mở bài ( 1,5 điểm )
- Giới thiệu khái quát chuyến về thăm quê : Thời gian, địa điểm nhân vật…
2 ) Thân bài ( 4 điểm )
a) Những công việc chuẩn bị trước khi đi.
b) Thời gian xuất phát. Những cảnh vật,những câu chuyện bắt gặp trên đường đi.
c ) Những con người, những cảnh vật, những câu chuyện ở quê…
- Cảnh vật ở quê thế nào, cảm xúc của bản thân trước cảnh vật quê hương.
- Người đầu tiên gặp là ai? Những cuộc tiếp đón trò chuyện thăm hỏi…diễn ra như thế nào?
3 ) Kết bài ( 1,5 điểm )
- Chia tay, trở về,
TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ NĂM HỌC 2014-2015
KHỐI 9-THỜI GIAN: 90PHÚT
I ) TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
" ... Ông Hai đi mãi đến tối sẫm mới về. Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy... Vừa đến ngõ, ông lão đã lên tiếng:
- Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.
Lũ trẻ ở trong nhà ùa ra, ông lão rút vội cái gói bọc lá chuối khô cho con bé lớn:
- Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái.
Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bên bác Thứ. Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
- Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.
Bác Thứ chưa nghe thủng câu chuyện ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên.
- Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết ... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em đi Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho mọi người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão..."
1) Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Lặng lẽ Sa Pa B. Làng
C. Chiếc lược ngà D. Chuyện người con gái Nam Xương
2) Câu nào thể hiện rõ nhất nội dung đoạn văn?
A. Ông Hai chia quà cho các con.
B. Ông Hai khoe với bác Thứ chuyện nhà mình bị đốt.
C. Ông Hai khoe với ông chủ nhà chuyện nhà mình bị đốt.
D.Ông Hai vui sướng chia quà cho con và khoe với mọi người tin làng mình không phải Việt gian.
3) Từ nào là từ Hán Việt trong các từ dưới đây?
A. Cải chính B. Rạng rỡ C. Lật đật D. Bỏm bẻm
4) Từ nào là từ tượng thanh trong các từ sau đây?
A. Rạng rỡ B. Bô bô C. Bỏm bẻm D. Hung hung
5) Câu nói của ông Hai " Toàn là sai sự mục đích cả! " đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất
B .Phương châm về quan hệ D. Phương châm về cách thức
6) Ai là người kể chuyện trong đoạn văn này ?
A. Ông Hai B. Bác Thứ C. Ông chủ tịch D. Tác giả ( Người kể không xuất hiện)
II ) TẬP LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM )
Em hãy kể lại một lần về thăm quê.
HƯỚNG DẪN CHẤM
I TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM)
1) B 2) D 3) A 4) B 5) D 6) D
II ) TẬP LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM )
A ) Yêu cầu chung:
- Kiểu bài : Văn tự sự ( Kể lại chuyến về thăm quê )
- Có vận dung yếu tố miêu tả.
- Bài văn có cảm xúc suy nghĩ chân thành.
- Bố cục đầy đủ 3 phần.
B ) Yêu cầu cụ thể:
1 ) Mở bài ( 1,5 điểm )
- Giới thiệu khái quát chuyến về thăm quê : Thời gian, địa điểm nhân vật…
2 ) Thân bài ( 4 điểm )
a) Những công việc chuẩn bị trước khi đi.
b) Thời gian xuất phát. Những cảnh vật,những câu chuyện bắt gặp trên đường đi.
c ) Những con người, những cảnh vật, những câu chuyện ở quê…
- Cảnh vật ở quê thế nào, cảm xúc của bản thân trước cảnh vật quê hương.
- Người đầu tiên gặp là ai? Những cuộc tiếp đón trò chuyện thăm hỏi…diễn ra như thế nào?
3 ) Kết bài ( 1,5 điểm )
- Chia tay, trở về,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Toản
Dung lượng: 34,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)