Đề ngữ văn 8- khảo sát

Chia sẻ bởi Ninh Thị Loan | Ngày 11/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề ngữ văn 8- khảo sát thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Phòng GD $ Đtcẩm giàng


Đề thi học sinh giỏi huyện
Năm học : 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian làm bài : 150 phút



Câu 1: 2,0 điểm
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 
a. Chỉ ra nét độc đáo về nghệ thuật trong hai câu thơ trên.
b. Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu bình về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ ấy.
Câu 2: 3,0 điểm
Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết một bài văn ngắn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu nên những tác hại của nó.
Câu 3: 5,0 điểm
Trong thư gửi thanh thiếu niên và nhi đồng nhân dịp Tết năm 1946, Bác Hồ viết :
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội’’
Em hiểu thế nào về câu nói trên?

---------------Hết------------------
























Phòng GD $ Đtcẩm giàng
Trường THCS tân trường

 Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 8
Năm học : 2011 - 2012
Môn : Ngữ văn
Thời gian làm bài : 150 phút



Nội dung
Điểm

Câu 1. (2,0 điểm)
* Xác định biện pháp tu từ: dụ (Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai) là Bác Hồ :
* Viết đoạn văn: Yêu cầu cần đạt:
a. Hình thức :
- Đảm bảo một đoạn văn, không quá dài hoặc quá ngắn.
- Có câu chủ đề (nếu diễn dịch hoặc quy nạp). Chú ý lỗi chính tả, diễn đạt.
b. Nội dung :
- ý nghĩa hình ảnh mặt trời : Đem lại ánh sáng cho con người, muôn loài
-> Sự sống không thể thiếu.
- Hai câu có hình ảnh mặt trời:
+ Câu 1: Mặt trời của thiên nhiên (hình ảnh mặt trời thực - nghĩa đen)
+ Câu 2: Mặt trời biểu tượng - Bác Hồ (hình ảnh ẩn dụ - nghĩa bóng). Đối với dân tộc Việt Nam, Bác chính là mặt trời - Người đã đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm lo, tương lai tươi sáng cho nhân dân Việt Nam.
- Viễn Phương liên tưởng hình ảnh mặt trời của tự nhiên so sánh với vị lãnh tụ của dân tộc -> Nói đến sự vĩ đại của Bác trong lònh nhân dân Việt Nam. Dù Bác đã đi xa nhưng tư tưởng của Người vẫn là kim chỉ nam dẫn đường, chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.



0,5 điểm






1,5 điểm

Câu 2. (3,0 điểm)
Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:
- Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem việc học là việc phụ....
- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử......
- Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp....
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ninh Thị Loan
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)