Đề Ngữ văn 8 HKI năm học 2009 - 2010

Chia sẻ bởi Trường Thcs Nghĩa Tân | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề Ngữ văn 8 HKI năm học 2009 - 2010 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Nghĩa Tân ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn Ngữ văn lớp 8 - Thời gian: 90 phút


Câu 1( 2 điểm): Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1-Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức biểu đạt nào?
A- Nghị luận và thuyết minh
B- Thuyết minh và tự sự
C- Tự sự và biểu cảm
D- Biểu cảm và thuyết minh
2- Mục đích chính của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh khi viết hai bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” là gì?
A- Để thể hiện khát vọng độc lập, tự do.
B- Để thể hiện lòng yêu nước tha thiết.
C- Để thể hiện chí khí chiến đấu bền bỉ, kiên cường .
D- Cả ba nội dung trên.
3 - Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A- “Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng qúi trọng, chính là đã đẩy con em vào con đường phạm pháp”. (Nguyễn Khắc Viện)
B- “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. (Nguyên Hồng)
C- “Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc”. (SGK Ngữ văn 8 tập 1, tr114).
D- “Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc”. (SGK Ngữ văn 8 tập 1, tr116)
4- Em thường dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
A- Bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo nên.
B- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
C- Có câu chủ đề mang ý khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
D- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ câu chủ đề của đoạn văn bằng phép song hành, qui nạp, diễn dịch.
Câu 2( 3 điểm): Viết đoạn văn tổng – phân – hợp từ 10 đến 12 câu (trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp người tù yêu nước trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”.
Câu 3( 5 điểm): Hãy viết bài văn thuyết minh về tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc”.




ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 8

Câu 1( 2 điểm)
1 – A
2 – C
3 – B
4 – A
Câu 2 ( 3 điểm)
* Nội dung(2 điểm)
Đoạn văn phải làm rõ được vẻ đẹp người tù yêu nước. Tập trung ở các ý sau:
- Tư thế hiên ngang.
- Khí phách hào hùng, lẫm liệt.
- Ý chí kiên định
* Hình thức(1 điểm): Đúng hình thức đoạn văn tổng – phân – hợp, đủ số câu theo yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, cấu trúc hợp lý (0,5điểm); Xác định đúng câu ghép (0,5điểm).
Câu 3( 5 điểm)
I- Mở bài ( 0,5 điểm)
Giới thiệu khái quát tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Lão Hạc”.
II- Thân bài( 4 điểm)
1- Giới thiệu tác giả Nam Cao:
- Tên, tuổi, quê quán.
- Cuộc đời
- Đặc điểm sáng tác
- Các tác phẩm chính
2- Giới thiệu truyện ngắn “Lão Hạc”
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tóm tắt ngắn gọn truyện
- Giá trị nội dung: Tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật lão Hạc; số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám; tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn .
- Giá trị nghệ thuật: Khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn chuyện tự nhiên, hấp dẫn, tự sự kết hợp với triết lí.
III- Kết bài ( 0,5 điểm)
Khẳng định vị trí của Nam Cao trong nền văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám - 1945 và ý nghĩa của truyện ngắn “ Lão Hạc” .



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường Thcs Nghĩa Tân
Dung lượng: 32,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)