ĐỀ LÝ 9 KỲ I 13-14

Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí | Ngày 14/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ LÝ 9 KỲ I 13-14 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Vật lí – Lớp 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)


Câu 1. (2,0 đ)
a) Phát biểu nội dung định luật Jun – lenxơ.
b) Viết hệ thức của định luật, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

Câu 2. (1,5 đ)
Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
Xác định tên từ cực của ống dây trong hình vẽ sau:






Câu 3. (2,0 đ)
Từ trường tồn tại ở đâu? Làm thế nào để nhận biết từ trường?
Hãy trình bày một thí nghiệm đơn giản để kiểm tra xem trong không gian xung quanh một dây dẫn có từ trường hay không?

Câu 4. (4,5 đ)
Cho đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 36Ω mắc nối tiếp với nhau. Đặt vào hai đầu đọan mạch một hiệu điện thế không đổi U = 12V.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch AB trong 20 phút.
Mắc thêm điện trở R3 song song với R1 sao cho cường độ dòng điện qua mạch chính có giá trị là 0,3A. Tính điện trở R3.

…….. Hết ……..




Phòng GD&ĐT Cam Lộ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN VẬT LÝ LỚP 9 - KỲ I
Năm học 2013 -2014

Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1.
(2,0 đ)
- Phát biểu đúng nội dung định luât
0,5


- Viết hệ thức định luật
0,5


- Giải thích được các kí hiệu và đơn vị đo của các đại lượng trong công thức.
1

Câu 2
(1,5 đ)
Phát biểu đúng quy tắc nắm tay phải.
1


Xác định được: Đầu A là từ cực Nam
Đầu B là từ cực Bắc
0,5

Câu 3
(2 đ)
- Từ trường tồn tại trong không gian:
Xung quanh nam châm;
Xung quanh dòng điện;
Xung quanh Trái Đất.
0,5


- Dùng kim nam châm để nhận biết từ trường.
0,5


Đặt một kim nam châm trong không gian xung quanh dây dẫn đó.
Nếu có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì chứng tỏ không gian xung quanh dây dẫn đó có từ trường.
Nếu không có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì chứng tỏ không gian xung quanh dây dẫn đó không có từ trường.
1

Câu 4
(4,5 đ)
Tóm tắt đúng
0,5


a) Điện trở tương đương của đoạn mạch AB
Rtđ = R1 + R2 = 12 + 36 = 48Ω
1


b) Cường độ dòng điện qua mạch.

Do hai điện trở mắc nối tiếp với nhau nên
I1 = I2 = I = 0,25 A
1


c) Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 20 phút:
A = U.I.t = 12.0,25.1200 = 3600 J
1


d) Điện trở toàn mạch

Điện trở tương đương của R1 và R3 là:
R13 = R – R2 = 40 – 36 = 4Ω
Điện trở R3:

1


Chú ý: Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)