ĐỀ LÝ 8 KỲ I 1415
Chia sẻ bởi Nguyễn Đắc Chí |
Ngày 14/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ LÝ 8 KỲ I 1415 thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Vật lí – Lớp 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (3,5 điểm).
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
b) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 1,2 km hết 5 phút. Khi hết dốc người đó đi tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 0,6 km hết 4 phút rồi dừng lại.
Tính vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường dốc, đoạn đường nằm ngang và trên cả hai đoạn đường.
Câu 2. (1,5 điểm).
Hãy kể tên các loại lực ma sát. Ứng với mỗi loại hãy nêu một ví dụ minh họa.
Câu 3. (1,5 điểm).
Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 4. (3,5 điểm).
Một bình cao 1,5m chứa nước, mực nước trong bình cách miệng bình 30cm.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 40cm.
b) Người ta đổ thêm dầu vào cho đầy bình, tính áp suất của dầu và nước tác dụng lên đáy bình.
Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3.
------HẾT------
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN VẬT LÝ LỚP 8 - KỲ I
Năm học 2014 -2015
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,5 đ)
a) Nêu đúng khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều
1,0
b) Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường dốc:
0,75
Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường ngang:
0,75
Vận tốc trung bình của xe trên cả hai đoạn đường:
1,0
Câu 2
(1,5 đ)
- Kể tên được 3 loại lực ma sát và
- Nêu được ví dụ minh họa
0,75
0,75
Câu 3
(1,5đ)
Viết đúng công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
0,75
Nêu đúng tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
0,75
Câu 4
(3,5 đ)
a) Độ cao của cột nước trong bình: h1 = 1,5 – 0,3 = 1,2(m)
0,5
- Độ cao của cột nước từ mặt thoáng đến điểm A:
h2 = h1 – 0,4 = 1,2 – 0,4 = 0,8(m)
- Áp suất của nước tác dụng lên điểm A:
p2 = d1.h2 = 10000.0,8 = 8000 (Pa)
0,5
0,5
b) Vì chất lỏng truyền áp suất đi nguyên vẹn nên :
- Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
p1 = d1.h1 = 10000.1,2 = 12000 (Pa)
- Áp suất của dầu tác dụng lên đáy bình là:
p3 = d2.h3 = 8000.0,3 = 2400 (Pa)
0,5
0,5
Áp suất của nước và dầu tác dụng lên dáy bình là:
p = p1 + p3 = 12000 + 2400 = 14400 (Pa)
1
Trên đây là Hướng dẫn chung, tùy theo cách làm, cách diễn đạt của học sinh để giáo viên cho điểm thành phần hợp lý.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Vật lí – Lớp 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (3,5 điểm).
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
b) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 1,2 km hết 5 phút. Khi hết dốc người đó đi tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 0,6 km hết 4 phút rồi dừng lại.
Tính vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường dốc, đoạn đường nằm ngang và trên cả hai đoạn đường.
Câu 2. (1,5 điểm).
Hãy kể tên các loại lực ma sát. Ứng với mỗi loại hãy nêu một ví dụ minh họa.
Câu 3. (1,5 điểm).
Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 4. (3,5 điểm).
Một bình cao 1,5m chứa nước, mực nước trong bình cách miệng bình 30cm.
a) Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 40cm.
b) Người ta đổ thêm dầu vào cho đầy bình, tính áp suất của dầu và nước tác dụng lên đáy bình.
Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3.
------HẾT------
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN VẬT LÝ LỚP 8 - KỲ I
Năm học 2014 -2015
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,5 đ)
a) Nêu đúng khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều
1,0
b) Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường dốc:
0,75
Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường ngang:
0,75
Vận tốc trung bình của xe trên cả hai đoạn đường:
1,0
Câu 2
(1,5 đ)
- Kể tên được 3 loại lực ma sát và
- Nêu được ví dụ minh họa
0,75
0,75
Câu 3
(1,5đ)
Viết đúng công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét
0,75
Nêu đúng tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
0,75
Câu 4
(3,5 đ)
a) Độ cao của cột nước trong bình: h1 = 1,5 – 0,3 = 1,2(m)
0,5
- Độ cao của cột nước từ mặt thoáng đến điểm A:
h2 = h1 – 0,4 = 1,2 – 0,4 = 0,8(m)
- Áp suất của nước tác dụng lên điểm A:
p2 = d1.h2 = 10000.0,8 = 8000 (Pa)
0,5
0,5
b) Vì chất lỏng truyền áp suất đi nguyên vẹn nên :
- Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
p1 = d1.h1 = 10000.1,2 = 12000 (Pa)
- Áp suất của dầu tác dụng lên đáy bình là:
p3 = d2.h3 = 8000.0,3 = 2400 (Pa)
0,5
0,5
Áp suất của nước và dầu tác dụng lên dáy bình là:
p = p1 + p3 = 12000 + 2400 = 14400 (Pa)
1
Trên đây là Hướng dẫn chung, tùy theo cách làm, cách diễn đạt của học sinh để giáo viên cho điểm thành phần hợp lý.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đắc Chí
Dung lượng: 53,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)