Đề luyện Văn vào 10@VP 2014

Chia sẻ bởi Văn Lư | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề luyện Văn vào 10@VP 2014 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2014-2015

Số 001
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)








Câu 1 (1,5 điểm)
a. Các đoạn và câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ với nhau. Kể tên các phép liên kết chính về hình thức trong văn bản.
b. Chỉ ra phép liên kết câu sử dụng trong ví dụ sau:
“Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và bị cuốn hút ngay. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thảng vào mặt anh.”
(Nguyễn Thành Long -Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2: (1,0 điểm)
Thế nào là thành phần biệt lập? Xác định thành phần biệt lập trong phần trích sau:
( Lỗ Tấn-Cố hương)
“ Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển, gió thổi suốt ngày, đại thể ai cũng thế cả.”
Câu 3: (2,5 điểm)
Điền vào chỗ dấu chấm lửng các từ còn thiếu trong đoạn thơ của Nguyễn Du
Bước ... theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề ...
Nao nao dòng ... uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ... bắc ngang.
- Em hãy chép chính xác đoạn thơ vào bài thi.
- Em hiểu nghĩa của từ “Nao nao”?
- Cảnh vật hiện lên như thế nào qua đoạn thơ? (Viết đoạn văn khoảng 6 câu)
Câu 4: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quân tôi vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng canh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu, Đồng chí - Ngữ văn 9, tập 1).


 -Hết-
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.




ĐỀ LUYÊN THI NGỮ VĂN - NĂM 2014-2015

Số 003
Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề)






Phần I: ( 4 điểm )
Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã thể tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân hết sức chân thực, sâu sắc và cảm động. Trong truyện có đoạn:
  "…Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được.Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ…Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…”
Câu 1: Đoan trích đã thể hiên rất chân thực tâm trạng của nhân vật ông Hai. Em hãy viết một câu văn nêu nhân xét khái quát về tâm trạng của nhân vật.
Câu 2: Dựa vào nội dung đoạn văn trên kết hợp với những hiểu biết về tác phẩm em hãy lí  giải vì sao ông Hai có tâm trạng như vậy khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc (không quá nửa trang giấy thi)?
Câu 3: Câu “Mụ nói cái gì mà lào xào thế?”có phải câu nghi vấn không? Vì sao?
Phần II: (6 điểm) 
Bếp lửa là bài thơ gợi lại kỉ niệm về người bà và tình bà vừa sâu sắc, vừa thấm thía, vừa quen thuộc với mọi người. Trong bài thơ có câu thơ :
"Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi"
Câu 1: Bài thơ Bếp lửa là sáng tác của ai? Hãy chép đoạn thơ có câu thơ trên?
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ vừa chép, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép lặp và phép thế với chủ đề: Đoạn thơ đã làm hiện lên hình ảnh người bà giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, luôn hướng về kháng chiến, Cách mạng. (Gạch dưới phép lặp và phép thế).
Câu 3: Cũng trong bài thơ trên còn có đoạn :
"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…"
Trong những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Văn Lư
Dung lượng: 62,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)