Đề luyện thi Văn vào 10 (có ĐA-Đề 17)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề luyện thi Văn vào 10 (có ĐA-Đề 17) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 17
Câu 1
Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ” Đồng chó”
1 điểm
Câu 2
Đọc đoạn văn sau”
” Mặt lão đột nhiên co rún lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc”
a) Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép liên kết nào?
b) Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó.
1 điểm
Câu 3
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Trong đọan văn có sử dụng phép liên kết và nêu rõ tên của phép liên kết đó.
3 điểm
Câu 4
Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
5 điểm
TRẢ LỜI:
CÂU 1: Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là ” Đồng chí”
Đồng chí 1à cùng chung lí tưởng, lí tưởng cao đẹp. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đòa thể cách mạng.
Vì vậy, đặt tên bài thơ là ” Đồng chí”, tác giả muốn nhấn mạnh tình đồng chí chính là bản chất cách mạnh của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
CÂU 2:
Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép lặp từ: ” lão” ở câu 1, 3,4.
Những từ cùng trường từ vựng:
Đầu , mặt, mắt, miệng ( chỉ, bộ phận cơ thể)
Co rún, xô lại, ép, ngoẹo , mếu, khóc ( chỉ hoạt động)
CÂU 3: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn ( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về tính trung thực. Trong đọan văn có sử dụng phép liên kết và nêu rõ tên của phép liên kết đó
Trên khắp mọi nơi ở đất nước ta, từ xưa đến nay bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cầ thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Mà trong số đó, trung thực là đức tính đầu tiên con người cần phải có.
Trung thực vốn là một đức tinh truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Vậy nên trong xã hội ngày nay thì những cái lợi mà trung thực đem lại không phải là nhỏ. Với người học sinh thì tính trung thực sẽ giúp hoàn thiện nhân cách, không những vậy còn nâng cao được vốn kiến thức.Trung thực, thẳng thắn nhận ra những khuyết điểm sẽ giúp thầy cô, cha mẽ, bạn bè có thể giúp đỡ ta vươn lên, học tốt lên.
Trong cuộc sống , đức tính trung thực ta lại không thể thấy ở một số con người. Gian lận trong học tập, trong các kì thi , nạn học giả, bằng thật vẫn còn phổ biến trong xã. Sự thiếu trung thực ở một số lãnh đạo tham ô, tham nhũng ....không thể tưởng tượng được hậu quả của thiếu trung thực trong đời sống.
Tóm lại, phát huy truyền thống vốn đó của dân tộc là trách nhiệm của mỗi người, mỗi học sinh chúng ta và đặc biệt là đức tính trung thực. Đó là điều vô cùng quan trọng. Tin rằng , nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ nhận lại được những kết quả đáng mừng cho bản thân ta và cả xã hội.
Phép liên kết chủ yếu là lặp từ: ” Trung thực”
Phép liên kết thế :Từ ” Trung thực” thế từ ” Đó”
CÂU 4: Cảm nhận và suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
a) Mở bài:
‘Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu
Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí, chung câu quân hành”
( Tố Hữu)
- Vần thơ ấy gợi nhớ trong lòng ta thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời đánh Mĩ.Hình ảnh nhân vật Thu -nữ giao liên trong truyện “ chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã cho ta nhiều ngưỡng mộ.
- Qua nhân vật ông Sáu, Nguyễn Quang Sáng đã dành cho bé Thu bao tình cảm quý mến và trân trọng. Với tính cách “ ương bính, cứng đầu” hồn nhiên ngây thơ của bé Thu.
2. Thân bài:
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 47,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)