Đề luyện thi Văn vào 10 (có ĐA-Đề 16)
Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại |
Ngày 12/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Đề luyện thi Văn vào 10 (có ĐA-Đề 16) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 16
Câu 1
Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo?
1 điểm
Câu 2
Phần trích:
” Hay là quay về làng?
Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay”
( Kim Lân – Làng)
1 điểm
Câu 3
Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về đức hi sinh
( trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ)
3 điểm
Câu 4
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết:
” Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
Qua nhân vật anh thanh niên , em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên.
5 điểm
TRẢ LỜI:
CÂU 1: Nhan đề Bài thơ tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật có gì khác lạ? Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ là hình ảnh độc đáo?
a) Nhan đề:
Nhan đề bài thơ về tiểu đội xe không kính khá dài , có vẽ lạ nhưng đã có tác dụng làm nổi bật hình ảnh độc đáo của toàn bài:Những chiếc xe không kính. Hai chữ ” Bài thơ” tưởng thừa nhưng thể hiện rõ cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
Ông viết về những chiếc xe không kính không chỉ phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn nói về chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ anh hùng hiên ngang dũng cảm , vượt lên gian khổ, hiểm nguy của cuộc chiến vì lí tưởng cao đẹp.
B) Hình ảnh:
- Hình ảnh những chiếc xe không kính là hình ảnh độc đáo vì đó là hình ảnh thực, bị bom đạn làm cho biến dạng thêm” không có kính, rồi xe không có kính- không có mui xe, thùng xe có xước” Nhưng xe băng ra chiến trường.Nó trở thành hình tượng thơ độc đáo của thời chống Mĩ qua hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng của Phạm Tiến Duật.
CÂU 2: Phần trích:
” Hay là quay về làng?
Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay”
( Kim Lân – Làng)
- Phần trích sử dụng phương thức liên kết: Phép thế ” Như vậy” là từ thay thế cho ” hay là quay về làng”
CÂU 3: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn( khoảng 10 – 12 dòng) bàn về đức hi sinh
( trong đó có một câu chứa thành phần khởi ngữ)
Ai trong mỗi chúng ta hẳn cũng đôi ba lần nhìn thấy cái dáng vẽ thon thon, gầy gò, bàn tay gân guốc xanh sao của mẹ. Tấm lòng, sự hy sinh của mẹ đã giành cho con tất cả. Nhưng con đã vô tình quá , tàn nhẫn quá phải không mẹ?
Mẹ ơi ! đã bao lần mẹ mong đợt ở con một tiếng lòng: ” Con yêu mẹ!”.Chỉ ba tiếng ấy thôi cũng làm mẹ sung sướng , quên đi những lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Nhưng con đã không làm được. Buồn thay , con lại cho rằng những từ ngữ ấy thật giả tạo, hoặc có thể nó không hợp với con. Làm sao đôi môi khô khan lại có thể vang lên những tiếng ngọt ngào như thế? Bao giờ con mới biết ôm lấy mẹ, và cất tiếng gọi tha thiết ” Mẹ, Con yêu mẹ lắm !”
Mẹ ơi ! mẹ đã cho con tất cả, tất cả. Mẹ thật cao cả, vĩ đại làm sao. Mẹ đã hy sinh vì con nhiều quá. Hôm nay, đi học về con đã khóc vì con đã biết gọi lên hai tiếng” Mẹ ơi !”.Con đã gọi bao lần hai tiếng ấy, nhưng con còn muốn gọi nghìn vạn lần nữa : ” Mẹ, mẹ ơi !”
Câu chứa khởii ngữ: ” Mẹ, Con yêu mẹ lắm !”
CÂU 4: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả có viết:
” Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”
Qua nhân vật anh thanh niên , em hãy làm sáng rõ ý nghĩa triết lí của đoạn văn trên.
a) Mở bài:
- Tác giả: - Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 54,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)