ĐỀ LUYỆN TÂP 1 VÀ 2 CÓ ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Sang | Ngày 12/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ LUYỆN TÂP 1 VÀ 2 CÓ ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP SỐ 1
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề gồm có 4 câu)
( ( (
Câu 1: Văn học (1đ)
Nêu hai phẩm chất tiêu biểu của nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 2: Tiếng Việt (1đ)
Kể tên các phương châm hội thoại đã học.
Câu 3: Nghị luận xã hội (3đ)
Viết một văn bản nghị luân ngắn nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng
Câu 4: Nghị luận văn học (5đ)
Phân tích đoạn thơ:
CHỊ EM THÚY KIỀU( trích)
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1: Văn học (1đ)
(HS nêu 2 trong các đặc điểm sau, mỗi đặc điểm được 0,5 điểm) - Hiếu thảo với mẹ chồng; - Tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Luôn giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. - Khi tiễn chồng, nàng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình an. Luôn thủy chung trong thời gian chồng xa vắng… Câu 2: Tiếng Việt (1đ)
HS nêu tên 5 phương châm hội thoại đã học đạt 1 điểm thiếu 1 phương châm trừ 0,25
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
Câu 3: Nghị luận xã hội (3đ)
Gợi ý:
1. Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài nêu ra:
- Thế nào là tự trọng? coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình.
- Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao :
+ Tự cao : Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác.
+ Tự ti : Tự cho mình là hèn kém hơn người.
( cả hai tính cách này đều khác với lòng tự trọng.
- Lòng tự trọng có từ đâu? Lòng tự trọng hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên thành công hay thất bại, cách đối xử của gia đình, bạn bè, thầy cô,…đều tác động trực tiếp và góp phần hình thành nên lòng tự trọng của mỗi con người.
- Vai trò của lòng tự trọng đối với cuộc sống : Lòng tự trọng là một nhân tố tất yếu trong cuộc sống của bạn. một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ cảm thấy tự tin, hạnh phúc và vững tin vào chính mình. Không những thế, đó còn là động lực mạnh mẽ cho bạn tiến bước và gặt hái thành công. Chính vì thế lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng và là nền tảng định hình thái độ lạc quan của bạn về cuộc sống.
- Sự thiếu lòng tự trọng: Những trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự thiếu lòng tự trọng của trẻ, như bị chỉ trích gay gắt, thậm tệ; bị la mắng đánh đập hoặc không được quan tâm chăm sóc; bị người khác nhạo báng, chế giễu, đùa cợt,…sự thất bại trong học tập, thể thao cũng là yếu tố dẫn đến thái độ tiêu cực của trẻ đối với bản thân. Những người thiếu tự trọng, một khi đã gặp thất bại trong cuộc sống sẽ rất dễ bi quan, chán nản, bất cần,..những hậu quả này khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần ngày càng sa sút,…
2. Bình luận và mở rộng vấn đề:
- Bài học rút ra cho bản thân: rèn giũa, tôi luyện lòng tự trọng trong những tình huống phức tạp diễn ra trong cuộc sống, học tập, công tác,..
- Tránh đi sự thiếu niềm tin, thiếu lòng tự trọng của bản thân, đồng thời cố gắng tìm hiểu giúp đỡ bạn bè chung quanh ta cùng vượt qua khó khăn, vững tin hướng về phía trước,…
Câu 3: Nghị luận văn học (5đ)
Một số gợi ý để HS
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Sang
Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)