đÊ LUYÊN SỐ 5

Chia sẻ bởi Đặng Hoàng Dương | Ngày 11/10/2018 | 140

Chia sẻ tài liệu: đÊ LUYÊN SỐ 5 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ ÔN SỐ 5

Câu 1: Nêu ý nghĩa tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ "Khi con tú hú" của Tố Hữu.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, em hãy làm rõ ý kiến trên.
(Viết bằng một bài văn ngắn khoảng 3/4 trang vở)
* MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đưa ra nhận xét cần làm sáng tỏ.
TB + Giải thích ngắn gọn: Bản tuyên ngôn độc lập là gì?(Lời tuyên bố khẳng định chủ quyền của một dân tộc hay một quốc gia và có giọng điệu hào hùng, đanh thép, thể hiện ý thức tự lực, tự cường của nhân dân và dân tộc.
+ Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai thể hiện ở đoạn trích ``Nước Đại việt`` ta là:
- Nguyên lí nhân nghĩa: yên dân; trừ bạo
- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tọcc Đại Việt: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc của Nuyễn Trãi. (có dẫn chứng)
* KB: Đánh giá về giá trị nội dung và tư tưởng của đoạn trích `Nước Đại việt ta`` khẳng định lại vấn đề.
Câu 3:
Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
* Gợi ý Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ)
-Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đũi hỏi của thầy cụ, trong thi cử
-Do học đối phó nên không thấy hứng thú, đẫn đến chán học, hiệu quả thấp
-Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dự cú bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng
câu 4:Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói, hành động nói và cách thực hiện hành động nói của những câu sau đây: a) Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng về mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vỡ những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? b) Ngày mai, nhất định nó sẽ đến.. Câu 5: Chỉ ra các vế và quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
a.Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy ,bởi vì Người sống sôi nổi,phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.Đời sống vật chất càng giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú,với những tư tưởng,tình cảm , những giá trị tinh thần cao đẹp nhất.
b.Tuy trống đánh liên thanh,ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi.Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
















Câu 2. (2đ)Ý nghĩa của tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ là:
+ Ở đầu:
- Tiếng chim hiền lành gọi bầy, gọi bạn, âm thanh trong sáng.(0,5đ)
- Tiếng chim báo hiệu cảnh mùa hè đẹp đẽ, tưng bừng, tràn đầy nhựa sống, khơi thức khát vọng tự do. (0,5đ)
+ Lần cuối:
- Tiếng kêu khắc khoải, giục giã, thiêu đốt. (0,25 đ)
- Tiếng kêu khiến nhà thơ cảm thấy bực bội, khổ đau, day dứt. (0,25đ)
- Thôi thúc người chiến sĩ đạp tan cái xà lim chật chội, trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. (0,25đ)
- Khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng. (0,25đ)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoàng Dương
Dung lượng: 31,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)