Đề luyện HSG Lý 9 số 3

Chia sẻ bởi Trần Hữu Thông | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề luyện HSG Lý 9 số 3 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LỘC AN ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

Bài 1 (5 điểm )
Một ấm điện có 2 điện trở R1 và R2 . Nếu R1 và R2 mắc nối tiếp với nhau thì thời gian đun sôi nước đựng trong ấm là 50 phút. Nếu R1 và R2 mắc song song với nhau thì thời gian đun sôi nước trong ấm lúc này là 12 phút. Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường và các điều kiện đun nước là như nhau, hỏi nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước tương ứng là bao nhiêu ? Cho hiệu điện thế U là không đổi .
Bài 2 :(5 điểm ) Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có diện tích đáy là S = 150 cm2 cao h = 30cm, khối gỗ được thả nổi trong hồ nước sâu H = 0,8m sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ bằng 2/3 trọng lượng riêng của nước và  = 10 000 N/m3.


Bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ, hãy :
a) Tính chiều cao phần chìm trong nước của khối gỗ ?
b) Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước H
theo phương thẳng đứng ?
c) Tính công của lực để nhấn chìm khối gỗ đến đáy
hồ theo phương thẳng đứng ?

Bài 3 :(6 điểm ) Cho 3 điện trở có giá trị như nhau bằng R0, được mắc với nhau theo những cách khác nhau và lần lượt nối vào một nguồn điện không đổi xác định luôn mắc nối tiếp với một điện trở r . Khi 3 điện trở trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở bằng 0,2A, khi 3 điện trở trên mắc song song thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở cũng bằng 0,2A.
a/ Xác định cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong những trường hợp còn lại ?
b/ Trong các cách mắc trên, cách mắc nào tiêu thụ điện năng ít nhất ? Nhiều nhất ?
c/ Cần ít nhất bao nhiêu điện trở R0 và mắc chúng như thế nào vào nguồn điện không đổi có điện trở r nói trên để cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 đều bằng 0,1A ?
Bài 4 :(4 điểm )
Chiếu một tia sáng nghiêng một góc 450 chiều từ trái sang phải xuống một gương phẳng đặt nằm ngang . Ta phải xoay gương phẳng một góc bằng bao nhiêu so với vị trí của gương ban đầu , để có tia phản xạ nằm ngang.
…………………………………Hết……………………………………..

TRƯỜNG THCS LỘC AN ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3

Bài 1( 5 điểm )
* Gọi Q (J) là nhiệt lượng mà bếp cần cung cấp cho ấm để đun sôi nước thì Q luôn không đổi trong các trường hợp trên. Nếu ta gọi t1 ; t2 ; t3 và t4 theo thứ tự là thời gian bếp đun sôi nước tương ứng với khi dùng R1, R2 nối tiếp; R1, R2 song song ; chỉ dùng R1 và chỉ dùng R2 thì theo định luật Jun-lenxơ ta có :
 (1) (1,5đ)
* Ta tính R1 và R2 theo Q; U ; t1 và t2 :
+ Từ (1) ( R1 + R2 =  ( 0,5 đ)
+ Cũng từ (1) ( R1 . R2 =  ( 0,5 đ)
Theo định lí Vi-et thì R1 và R2 phải là nghiệm số của phương trình :
R2 - .R +  = 0 (1) ( 0,5 đ)
Thay t1 = 50 phút ; t2 = 12 phút vào PT (1) và giải:
ta có ( = 102 .  (  =  ( 0,5 đ)
( R1 = 30. và R2 = 20.  (1đ)
* Ta có t3 =  = 30 phút và t4 =  = 20 phút . Vậy nếu dùng riêng từng điện trở thì thời gian đun sôi nước trong ấm tương ứng là 30ph và 20 ph . ( 0,5 đ)

Bài 2 ( 5 điểm )

a) Gọi chiều cao phần khối gỗ chìm trong nước là x (cm) thì : ( h - x )
+ Trọng lượng khối gỗ : P = dg . Vg = dg . S . h ( 0,5 đ)
( dg là trọng lượng riêng của gỗ ) x
+ Lực đấy Acsimet tác dụng vào khối gỗ : FA = dn . S . x ; ( 0,5 đ) H
khối gỗ nổi nên ta có : P = FA  x = 20cm ( 0,5 đ)
b) Khi khối gỗ được nhấc ra khỏi nước một đoạn y ( cm ) so
với lúc đầu thì lực Acsimet giảm đi một lượng

F’A = dn . S.( x
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hữu Thông
Dung lượng: 151,00KB| Lượt tài: 18
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)