Đề KTHKII môn Văn 8 huyện Tam Đảo 2016

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHKII môn Văn 8 huyện Tam Đảo 2016 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2015-2016
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian : 90 phút (không tính thời gian giao đề)


Nội dung các phần kiến thức trong đề
Cấp độ nhận thức
Tổng điểm


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng



TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn học
- Văn học trung đại


C1,2(1,0 đ)



C3(0,5 đ)




(1,5 đ)

Tiếng Việt
- Câu chia theo mục đich nói
- Câu phủ định
C4,5(1,0 đ)

C6(0,5 đ)
C7(2,0 đ)


(3,5 đ)

Tập làm văn
- Văn Nghị luận
- Viết bài văn thuyết minh để làm sáng tỏ nhận định





C8(5,0 đ)
(5,0 đ)

Tổng
4C(2,0đ)

2C(1,0 đ)
1C(2,0 đ)

1C(5,0 đ)
8C(10 đ)


Ghi chú:
Một số kí hiệu:
- Câu, số điểm. VD: C3(0,5 đ)
- Trắc nghiệm: TN; Tự luận: TL.
















PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài 90 phút (không tính thời gian giao đề)


PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Đọc đoạn văn sau và chọn câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6)
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy... Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người...”
(Trích Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 1. Phần văn bản trên trích từ văn bản nào, của ai?
A. “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) B. “Hịch tướng sĩ” (Trần Quốc Tuấn)
C. “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi) D. “Bàn luận về phép học” (Nguyễn Thiếp)
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D.Thuyết minh
Câu 3. Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học
B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái
C. Nêu các phương pháp học D. Nêu mục đích chân chính của việc học
Câu 4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọan trích là gì?
A. Học để có thể mưu cầu danh lợi B. Học để trở thành người có tri thức
C. Học để biết rõ đạo
D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước
Câu 5. Câu: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói gì?
A. Trần thuật – Để nhận định B. Cầu khiến – Để ra lệnh
C. Nghi vấn – Để hỏi D. Trần thuật – Để đề nghị
Câu 6. Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm). Thế nào là câu phủ định? Tìm 3 ví dụ về thơ hoặc ca dao có sử dụng câu phủ định.

Câu 8 (5 điểm). Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển. Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên.
----------Hết---------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 61,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)