ĐÊ KTHKII MÔN VAN 8- HUYÊN TAM ĐẢO 2014

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: ĐÊ KTHKII MÔN VAN 8- HUYÊN TAM ĐẢO 2014 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, KHẢO SÁT
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian:120 phút (không tính thời gian giao đề)


A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Đọc và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái (A, B, C, D) trước đáp án đúng vào bài làm của mình.

Câu 1. Thể văn nghị luận cổ nào dướí đây thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp ?
A. Chiếu. B. Hịch. C. Cáo D. Tấu
Câu 2. Mượn “Lời con hổ trong vườn bách thú”, tác giả bài “Nhớ rừng” muốn thể hiện điều gì?
A. Nỗi nhớ về quá khứ vàng son. B. Khát vọng làm chủ thế giới.
C. Tình yêu nước nồng nàn. D. Khát vọng tự do mãnh liệt. Câu 3. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản nhật dụng ?
A. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. B. Đi bộ ngao du.
C. Bài toán dân số D. Ôn dịch, thuốc lá
Câu 4. Chọn cụm từ thích hợp dưới đây để điền vào chỗ trống trong câu: “Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lý lẽ chặt chẽ và bằng ……”
A. Bố cục chặt chẽ. B. Giọng điệu hùng hồn.
C. Các biện pháp tu từ. D. Tình cảm chân thành.
Câu 5. Trật tự từ trong câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian ?
A. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. B. Thẻ của nó, người ta giữ; hình của nó, người ta đã chụp rồi.
C. Bạc phơ mái tóc người cha. D. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời xây nền độc lập.
Câu 6. “Lượt lời” là gì ?
A. Là việc các nhân vật nói năng trong hội thoại.
B. Là lời nói của các nhân vật tham gia hội thoại.
C. Là sự thay đổi luân phiên lần nói giữa những người đối thoại với nhau.
D. Là lời nói của chủ thể nói năng trong hội thoại. Câu 7. Một bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả.
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Tường trình là loại văn bản:
A. Đề nghị cấp trên có thẩm quyền giải quyết sự việc theo yêu cầu.
B. Tổng kết lại những việc đã làm được và chưa làm được trong một thời gian nhất định.
C. Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
D. Thông tin rộng rãi của cơ quan có thẩm quyền gửi tới người dân hoặc tới cấp dưới. Câu 9. Dòng nào dưới đây nói đúng chức năng chính của câu nghi vấn?
A. Dùng để hỏi. B. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
C. Dùng để yêu cầu. D. Dùng để kể lại sự việc.
Câu 10. Dòng nào sau đây nói đúng chức năng của thể cáo?
A. Dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
B. Dùng để công bố kết quả một sự việc.
C. Dùng để trình bày với nhà vua sự việc ý kiến hoặc đề nghị.
D. Dùng để cổ động thuyết phục hoặc để kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Câu 11. Văn bản “Chiếu dời đô” của tác giả nào?
A. Lí Công Uẩn. B. Nguyễn Trãi.
C. Trần Quốc Tuấn. D. Nguyến Ái Quốc.
Câu 12. Bài thơ “Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn từ tuyệt. B. Thất ngôn bát cú.
C. Lục bát. D. Song thất lục bát.

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13. (2,0 điểm).
Chép lại chính xác bài thơ: “Tức cảnh Pắc Bó” (thơ Hồ Chủ Tịch) và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?

Câu 14. (5,0 điểm).
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên, gần đây một số học sinh đã quên đi điều đó. Em hãy viết bài văn nghị luận để nói rõ cho các bạn ấy biết về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)