Đề KTHKI văn 8

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 11/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề KTHKI văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO
TRƯỜNG THCS BỒ LÝ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài:90 phút (không tính thời gian giao đề)


(Đề này gồm 02 trang)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau (từ câu 1 – 6):
Câu 1. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí B. Truyện kí
C. Hồi kí D. Tiểu thuyết
Câu 2. Em hiểu từ rất kịch trong câu văn: Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp, nghĩa là gì?
A. Đẹp B. Hay
C. Độc ác D. Giả dối
Câu 3. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh?
A. Thôi để mẹ cầm cũng được (Thanh Tịnh, Tôi đi học)
B. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
C. Mợ mày dạo này phát tài lắm, có như dạo trước đâu (Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
D. Lão làm bộ đấy (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 4. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
B. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác
D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác
Câu 5. Câu nói sau của Đôn-ki-hô-tê (Đánh nhau với cối xay gió, Xéc-van-tét) giúp em hiểu gì về con người lão: …ta không kêu đau là vì các hiệp sĩ giang hồ có bị thương thế nào cũng không được rên rỉ, dù xổ cả gan ruột ra ngoài
A. Là người không biết sợ một ai hay sợ một thế lực nào
B. Là người coi thường tất cả mọi sự đau đớn
C. Là người muốn noi gương các hiệp sĩ giang hồ
D. Là người đang cố tỏ ra không đau đớn trước mặt Xan-chô-Pan-xa
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói lên quan điểm của tác giả về việc hút thuốc lá và tác hại của thuốc lá trên phương diện xã hội trong văn bản Ôn dịch, thuốc lá?
A. Là một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng
B. Là quyền của anh
C. Là một loại ôn dịch
D. Là một tội ác
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 7 (2 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp nói giảm, nói tránh trong hai câu thơ sau:
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Tố Hữu, Bác ơi!)
Câu 8 (5 điểm). Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam



Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.





























HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2013 – 2014
Môn: Ngữ Văn 8



HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM CỤ THỂ
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
A
D
B
A
C
D

Thang điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu

Nội dung, đáp án
Điểm

7

- Dùng từ đi để chỉ việc Bác đã mất.
- Đây là cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn
1
1

8












a) Yêu cầu về kĩ năng : Bài viết đúng thể loại văn thuyết minh. Vận dụng các phương pháp thuyết minh để giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Bố cục rõ ràng, sạch sẽ...
b). Yêu cầu về nội dung : Đảm bảo được các ý chính sau :
* Mở bài:
- Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thường gắn với chiếc nón lá duyên dáng
- Chiếc nón lá Việt Nam
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)