Đề KTHK2
Chia sẻ bởi Trần Cao Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Đề KTHK2 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra HK2 môn NV9
Năm học 10/11/PGD/ĐP
Ngày thi: 19/5/11 – Thời gian 90 phút
Đề:
Câu 1: (2đ)
Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác.
Từ mặt trời ở câu thứ hai (khổ thơ 2) được sử dụng theo phép tu từ nào? Hiệu qủa diễn đạt của nó?
Câu 2: (2đ)
Xác định các phép liên kết câu trong các trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gởi của văn nghệ là sự sống.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốc ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao – Chí Phèo)
Câu 3: (6đ) Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Hướng dẫn chấm
Câu 1. a/ Học sinh chép đúng hai khổ thơ đầu (1đ)
b/ Từ mặt trời là hình ảnh ẩn dụ, vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện đươc sự tôn kính của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác. (1đ).
Câu 2: Xác định các phép liên kết câu:
a/ Văn nghệ - văn nghệ: Phép lặp (học sinh có thể xác định thêm cặp từ “sống” cũng được)
b/ Yếu đuối – mạnh, hiền lành – ác : phép trái nghĩa (1đ)
câu 3: Phân tích đoạn thơ
Yêu cầu chung: Đề yêu cầu nghị luận một đoạn thơ. Trong bài viết chú ý nêu các ý kiến đánh giá và cảm thụ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
Nội dung: Khát vọng sống đẹp đẽ, dâng hiến cho đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân sống có ích, cống hiến cho đất nước.
Đặc điểm nghệ thuật: Lời thơ thể hiện tình cảm tự nhiên, giản dị, đẹp đẽ, giàu hình ảnh, cách cấu tứ lặp từ, đối ứng chặt chẽ, sử dụng phép tu từ độc đáo.
Yêu cầu cụ thể: Làm bài theo gợi ý sau
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung, nêu sơ bộ nhận xét, đánh giá về đoạn thơ.
Thân bài: Phân tích các luận điểm về nội dung, nghệ thuật.
Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Tâm niệm đó được thể hiện một cách chân thành, tự nhiên, giản dị mà đẹp đẽ bằng những hình ảnh thiên nhiên.
Tác giả nhiều lần nhắc cụm từ “ta làm” (chim, hoa, nốt trầm…) thể hiện khát vọng hiến dâng, nhỏ nhẹ, khiêm nhường qua hình ảnh ẩn dụ.
Kết bài: Đoạn thơ thể hiện một quan niệm sống đẹp đáng để cho thế hệ trẻ suy gẫm.
Biểu điểm:
5-6: Thể hiện đúng cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, ý đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, thể hiện cách cảm thụ riêng của người viết.
3-4: Thể hiện được yêu cầu nghị luận đoạn thơ, bố cục rõ, trình bày tương đối tốt, có sự gắn kết giữa các phần nhưng hạn chế về nghệ thuật.
1-2: Xác định được thể loại nhưng bố cục chưa rõ ràng, thiếu luận điểm, chưa phân tích được nội dung, nghệ thuật, thiếu liên kết câu, đoạn, mắc nhiều lỗi chính tả.
0: không làm được gì.
Năm học 10/11/PGD/ĐP
Ngày thi: 19/5/11 – Thời gian 90 phút
Đề:
Câu 1: (2đ)
Chép theo trí nhớ hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác.
Từ mặt trời ở câu thứ hai (khổ thơ 2) được sử dụng theo phép tu từ nào? Hiệu qủa diễn đạt của nó?
Câu 2: (2đ)
Xác định các phép liên kết câu trong các trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gởi của văn nghệ là sự sống.
(Nguyễn Đình Thi – Tiếng nói của văn nghệ)
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốc ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao – Chí Phèo)
Câu 3: (6đ) Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Hướng dẫn chấm
Câu 1. a/ Học sinh chép đúng hai khổ thơ đầu (1đ)
b/ Từ mặt trời là hình ảnh ẩn dụ, vừa nói lên sự vĩ đại của Bác vừa thể hiện đươc sự tôn kính của nhân dân và của nhà thơ đối với Bác. (1đ).
Câu 2: Xác định các phép liên kết câu:
a/ Văn nghệ - văn nghệ: Phép lặp (học sinh có thể xác định thêm cặp từ “sống” cũng được)
b/ Yếu đuối – mạnh, hiền lành – ác : phép trái nghĩa (1đ)
câu 3: Phân tích đoạn thơ
Yêu cầu chung: Đề yêu cầu nghị luận một đoạn thơ. Trong bài viết chú ý nêu các ý kiến đánh giá và cảm thụ về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.
Nội dung: Khát vọng sống đẹp đẽ, dâng hiến cho đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân sống có ích, cống hiến cho đất nước.
Đặc điểm nghệ thuật: Lời thơ thể hiện tình cảm tự nhiên, giản dị, đẹp đẽ, giàu hình ảnh, cách cấu tứ lặp từ, đối ứng chặt chẽ, sử dụng phép tu từ độc đáo.
Yêu cầu cụ thể: Làm bài theo gợi ý sau
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Vị trí đoạn thơ, khái quát nội dung, nêu sơ bộ nhận xét, đánh giá về đoạn thơ.
Thân bài: Phân tích các luận điểm về nội dung, nghệ thuật.
Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Tâm niệm đó được thể hiện một cách chân thành, tự nhiên, giản dị mà đẹp đẽ bằng những hình ảnh thiên nhiên.
Tác giả nhiều lần nhắc cụm từ “ta làm” (chim, hoa, nốt trầm…) thể hiện khát vọng hiến dâng, nhỏ nhẹ, khiêm nhường qua hình ảnh ẩn dụ.
Kết bài: Đoạn thơ thể hiện một quan niệm sống đẹp đáng để cho thế hệ trẻ suy gẫm.
Biểu điểm:
5-6: Thể hiện đúng cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, ý đầy đủ, diễn đạt trôi chảy, thể hiện cách cảm thụ riêng của người viết.
3-4: Thể hiện được yêu cầu nghị luận đoạn thơ, bố cục rõ, trình bày tương đối tốt, có sự gắn kết giữa các phần nhưng hạn chế về nghệ thuật.
1-2: Xác định được thể loại nhưng bố cục chưa rõ ràng, thiếu luận điểm, chưa phân tích được nội dung, nghệ thuật, thiếu liên kết câu, đoạn, mắc nhiều lỗi chính tả.
0: không làm được gì.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Cao Duyên
Dung lượng: 29,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)